Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Wed Mar 28, 2018 11:00 pm

myhanh1711
myhanh1711
myhanh1711

Member

[You must be registered and logged in to see this image.]
Hội nghị CDIO khu vực Châu Á 2018 thu hút sự tham gia của đại biểu đến từ 12 trường ĐH trên thế giới

GD&TĐ - Tại Đà Nẵng đã diễn ra khai mạc Hội nghị thường niên CDIO vùng Châu Á năm 2018 với sự tham gia của 200 đại biểu của 55 trường đại học đến từ 12 quốc gia trên thế giới do trường ĐH Duy Tân đăng cai.
Diễn ra từ ngày 12 – 14/3, các nhà giáo dục, doanh nghiệp tham dự Hội nghị thường niên CDIO vùng Châu Á năm 2018 có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm hay nhất trong việc đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật.
Một số tham luận tiêu biểu như: Tìm kiếm sự kết thúc trong việc đổi mới đào tạo kỹ sư; Giáo dục học cho lớp học ngược dựa vào thực nghiệm; Trí tuệ nhân tạo và Máy học; Sự quan tâm của SV đối với xây dựng thành phố thông minh hơn; Chương trình đào tạo linh hoạt để có cơ hội việc làm tối ưu…
Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị còn có hoạt động thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho sinh viên CDIO Academy.
CDIO (Conceive - Hình thành Ý tưởng; Design - Thiết kế Ý tưởng/Sản phẩm; Implement - Thực hiện/Triển khai Ý tưởng/Sản phẩm; Operate - Vận hành Sản phẩm/Dự án) là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Khởi nguồn vào năm 2000 từ Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Hoa Kỳ), cho đến nay mạng lưới các trường đại học áp dụng CDIO trên thế giới đang ngày càng được mở rộng, đặc biệt là ở Mỹ và Bắc Âu. CDIO được biết đến như là một hệ thống các phương pháp xây dựng chương trình, nội dung và cách thức đào tạo các ngành nghề kỹ thuật. CDIO cũng được xem như là một quy trình đào tạo chuẩn, căn cứ vào yêu cầu đầu ra (outcome-based) để thiết kế các định chế đầu vào, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy.

Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic và về phương pháp tổng thể mang tính phổ cập có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực giáo dục và đào tạo khác nhau. Cách tiếp cận CDIO hướng tới đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực C-D-I-O) và ý thức trách nhiệm với xã hội.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà myhanh1711
Trả lời nhanh
Thu Mar 29, 2018 6:23 pm

myhanh1711
myhanh1711
myhanh1711

Member

Trao giải Cuộc thi CDIO Academy vùng Châu Á 2018: Công nghệ truyền thông lên ngôi
Trong 3 giải thưởng được Ban Giám khảo và Ban Tổ chức “Cuộc thi CDIO Academy 2018” (lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng - Việt Nam) xướng danh, trao thưởng, có đến 2 ý tưởng sử dụng/ứng dụng công nghệ truyền thông như một giải pháp tối ưu, giải quyết tốt các yêu cầu xử lý kỹ thuật trong chuyên môn sâu.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân - trao giải Nhất đến Nhóm tác giả đến
từ Đại học Bách khoa Singapore.
- Ảnh trong bài: T.N.


Chiều nay (13/3/2018), Hội nghị CDIO vùng Châu Á 2018 đã chính thức bế mạc.

Trong khuôn khổ phiên làm việc cuối cùng, thu hút sự quan tâm của các đại biểu là kết quả “Cuộc thi CDIO Academy 2018”. Chủ đề của cuộc thi năm nay là “Các giải pháp sáng tạo kỹ thuật” (gần giống với chủ đề của CDIO Academy 2013 là "Ứng dụng sáng tạo về Thiết kế và Công nghệ").
Là Trưởng Ban Giám khảo của “Cuộc thi CDIO Academy 2018”, GS.TS Ron Hugo đã lần lượt xướng danh:

Giải Nhất: Ứng dụng (công nghệ/giao thức truyền thông) SIGFOX để theo dõi bệnh nhân mất trí nhớ (công nghệ LWPAN) / Dementiea Patient Tracking using sigfox (a LWPAN technology) của Đại học Bách khoa Singapore.

Sigfox là hệ thống giống như mạng di động, sử dụng công nghệ Ultra Band ( UNB) để kết nối các thiết bị từ xa. Mục tiêu của công nghệ là sử dụng trong các ứng dụng truyền thông với tốc độ thấp, khoảng cách truyền xa và mức tiêu thụ năng lượng cực thấp.

Sigfox đòi hỏi yêu cầu về antenna thấp hơn so với mạng di động GSM/CDMA.
Sigfox sử dụng các dải tần ISM được sử dụng miễn phí mà không cần phải được cấp phép để truyền dữ liệu.
Ý tưởng ra đời của Sigfox được hình thành từ nhu cầu: Đối với các ứng dụng M2M sử dụng nguồn bằng Pin và chỉ đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu thấp thì phạm vi truyền của Wifi lại quá ngắn, còn với mạng di động thì lại quá đắt đỏ và tốn năng lượng.
Với công nghệ UNB, và được thiết kế để chỉ xử lý đường truyền dữ liệu từ 10 đến 1000 bit trên giây, giúp chỉ tiêu thụ mức năng lượng 50 microwatts so với 5000 microwatts của việc dùng mạng điện thoại di động. Hay đơn giản, với một cục pin 2,5Ah thì với công nghệ Sigfox cho phép bạn dùng tới 25 năm thay vì 0,2 năm nếu dùng truyền thông qua mạng điện thoại di động.


Giải Nhì: Sử dụng công nghệ truyền thông theo dõi đường dây công suất cực thấp/Wearable tracker using Ultra Low Power communication technologies của Đại học Công nghệ thông tin (Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Và giải Ba: Sử dụng khung (mang tính gợi ý một mô hình chuẩn) về “Hình thành ý tưởng- Thiết kế- Thực hiện - Vận hành” (CDIO) dành cho Kỹ sư cơ khí khi thực hiện một dự án CAPSTONE/Utilisation of The Conceive – Design – Implement - Operate Framework in a Mechanical Engineering Capstone Projet của Đại học Taylor, Malaysia

Cuộc thi CDIO Academy theo định kỳ được tổ chức hàng năm, nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng CDIO trong quá trình đào tạo công nghệ - kỹ thuật của các trường tham gia Hiệp hội CDIO.

Cuộc thi cũng nhằm minh chứng, khẳng định vai trò và sức mạnh của mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate) trong công cuộc cách mạng hóa giáo dục công nghệ và kỹ thuật toàn cầu.

Bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và thành quả nghiên cứu giữa lãnh đạo các trường (tại Hội nghị CDIO thường niên cấp vùng, cấp toàn cầu); “Cuộc thi CDIO Academy” đã mở ra cơ hội cho sinh viên các trường thành viên chứng tỏ khả năng thiết kế và sáng tạo của mình.
[You must be registered and logged in to see this image.]
GS.TS Ron Hugo - Đại học Calgary (Canada), ông là Trưởng ban Giám khảo của cuộc thi lần này - trao Giải Nhì cho Nhóm tác giả Đại học Công nghệ thông tin (Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Năm 2017, chủ đề của cuộc thi hướng đến “Tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, bền vững đối với ngành tự động hóa, dự đoán và đưa ra các giải pháp để xử lý những vấn đề đặt ra khi có sự cố”. CDIO Academy 2017 được tổ chức tại Đại học Calgary, Canada (từ ngày 18 – 21/6/2017).

Kết quả chung cuộc, dự án “Unified sensor system” về Hệ thống cảm biến trên xe tự lái có thể điều tiết giao thông suốt và giúp cho các phương tiện có thể liên lạc được với nhau một cách thuận tiện nhất, giảm thiểu được tai nạn, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ cho người tham gia giao thông... của nhóm sinh viên đa quốc gia, trong đó có em Lê Đình Nhật Khánh (sinh viên chuyên ngành Công nghệ phần mềm chuẩn CMU, Khoa Đào tạo quốc tế, Đại học Duy Tân) đã xuất sắc giành Winner Cup của cuộc thi.

Với các kỹ năng, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình đang theo học, chỉ trong một ngày, Lê Đình Nhật Khánh đã góp phần xây dựng thành công phiên bản phần mềm demo ứng dụng hợp nhất toàn bộ các chi tiết cho dự án của nhóm. Chính sự thành công trong việc xây dựng prototype của sinh viên Lê Đình Nhật Khánh đã giúp cả nhóm giành Winner Cup – giải cao nhất của cuộc thi.

Cũng tại CDIO Academy 2017, một đại diện khác của Đoàn Việt Nam, bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, tham gia Nhóm The Bears Autonomous Vehicles, và giành Huy chương Bạc.

Được biết đoàn Việt Nam có mặt tại “Cuộc thi CDIO Academy 2017” gồm 5 sinh viên. Trong đó, Đại học Duy Tân có 4 sinh viên là Lê Đình Nhật Khánh, Trần Hoàng Phước Nguyên (K20CMUTPM), Nguyễn Hồng Tiểu Minh (K22UIUQTH), Lê Nhật Hưng (K21UIUTPM) và Nguyễn Thị Ngọc Ánh-sinh viên ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Đà Nẵng.

Sau khi đến Canada, theo yêu cầu của Ban Tổ chức, sinh viên mỗi đoàn đều phải tách ra để lập nhóm mới với các thành viên đến từ các nước khác nhau và tham gia dự thi.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm tác giả của Đại học Taylor, Malaysia đón nhận giải Ba.
Năm 2016, cuộc thi CDIO Academy có chủ đề (khá dài, nhưng rất hấp dẫn): Làm thế nào để thu hút khách du lịch và tạo ra trải nghiệm “hạnh phúc” cho họ khi đi du lịch tàu biển dài ngày - “Cruise Ship”.
Chủ đề của cuộc thi hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, bền vững đối với ngành công nghiệp đóng tàu biển du lịch, dự đoán và đáp ứng các nhu cầu của hành khách đối với loại hình du lịch đặc thù này dự trù ở tương lai, vào năm 2025.
Có một chút nuối tiếc cho giải thưởng Cuộc thi CDIO Academy 2018 đối với các Đại học Việt Nam là thành viên Hiệp hội CDIO, đó là, chưa tận dụng được hết lợi thế “chơi ngay trên sân nhà”.
Tuy nhiên, điều cần khẳng định là các đội tuyển thành viên Hiệp hội CDIO của nước chủ nhà đã học hỏi được rất nhiều từ các đội bạn. Vai trò của nuôi dưỡng, kích thích sáng tạo để hình thành ý tưởng, đến khai sinh ý tưởng thành đề tài, công trình và bắt tay vào thực hiện.
Giai đoạn vô cùng quan trọng là hoàn thiện ở mức cao giải pháp đó hay đề tài, công trình và chuẩn bị cho khâu báo cáo, thuyết minh cũng như đáp ứng tốt phần hỏi-đáp từ Ban Giám khảo.
Những ai có mặt sáng nay (13/3) tại Đại học Duy Tân có thể cảm nhận được sự chín chắn, chững chạc và rất nghiêm túc của sinh viên các trường Đại học (Châu Á) là thành viên Hiệp hội CDIO.
Vai trò dẫn dắt của Thầy Cô (Giảng viên hướng dẫn), sự hỗ trợ, bảo trợ của Nhà trường suốt quá trình triển khai ý tưởng là vô cùng quan trọng. Nhưng vai trò chính, trách nhiệm chính vẫn là các tác giả thực thụ của giải pháp, đề tài, công trình ấy.
Không bội thu giải thưởng, nhưng những bài học ấy với giáo dục đại học Việt Nam – tuy không mới – nhưng vẫn quý, thậm chí quý hơn cả giải thưởng. Đó lại là tiền đề, để năm sau, đem chuông đi đánh xứ người, giải thưởng CDIO Academy 2019, khi xướng lên, có tên đại diện Đại học Việt Nam.

Trần Ngọc

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà myhanh1711
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết