Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Sun Mar 14, 2010 4:29 pm

dung_cb1994
dung_cb1994
dung_cb1994

Super Mod

Topic này sẽ nhận những bài sưu tầm văn của các bạn, tất cả đều chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé, mình xem để biết các làm bài hoặc lấy 1 ít ý hay thôi Ha ( khi post nhớ ghi nguồn rõ ràng nha )

Thuyết minh bánh chưng ngày tết
Bài 1
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.
Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…
Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.
Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!
Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!
Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

Bài 2
Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt ( Bởi lúa nương là loại cây lương thực đã được người Việt cổ gieo trồng trước khi tìm ra và phát triển kỹ nghệ canh tác lúa nước. Dĩ nhiên khi con người đạt đến trình độ tìm cho mình một loại cây trong nhóm các cây ngũ cốc thì việc chế biến các sản phẩm cũng đồng thời xuất hiện ), và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.

Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” ( Được hiểu rộng cho các loại ngũ cốc trong đó có lúa gạo ) đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.

Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất ( Kể cả thời HTX, ruộng đất tập trung thì đã có đất 5% ) để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng **a xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.

Nhớ lại cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …

Tìm hiểu về bánh chưng và những quan niệm triết học xung quanh những truyền thuyết về bánh chưng Việt Nam trong ngày Tết chính là để hiểu sâu sắc thêm những giá trị văn hoá, giá trị nhân văn của tổ tiên qua bao đời truyền lại .

Lâu nay trong các văn bản, các sách ( đặc biệt là các sách phục vụ việc giảng dạy trong các nhà trường ) khi nói về sự tích bánh chưng ( Hình vuông ) và bánh dầy ( Hình tròn ) của Lang Liêu là tượng trưng cho trời tròn, đất vuông. Truyền thuyết này cho thấy: Từ thời các Vua Hùng, người Việt cổ đã biết trồng lúa ( Lúa nương rồi sau này là lúa nước ) và người Việt cổ đã biết chế biến các nông phẩm trong sinh hoạt hàng ngày và trong việc tế lễ . Để gắn kết sự phát triển kỹ nghệ trồng lúa và chế biến nông sản ( Phát triển sản xuất ) với phát triển văn hoá tâm linh chúng ta ( Tôi xin nhấn mạnh hai chữ chúng ta ) đã đưa ra một quan niệm triết học về thế giới tâm linh của người Việt cổ rằng : Bánh dầy ( Hình tròn ) là tượng trưng cho trời tròn và bánh chưng ( Hình vuông ) là tượng trưng cho đất vuông . Điều này có vẻ lô gíc về quan niệm của con người thời tiền sử trước sức mạnh siêu nhiên, huyền bí của thiên nhiên như sấm chớp, nắng mưa, bão lũ cùng trời, đất, giăng, sao …

Nhưng ngược lại, cũng dễ nhận thấy ở cái thời Lang Liêu, người Việt cổ chưa đủ phát triển tư duy về toán học để có thể định dạng hay nhận diện các khối hình học có góc cạnh, ví như khối hình hộp chữ nhật 6 mặt và 8 góc như chiếc bánh chưng vuông bây giờ, mà họ chỉ biết vò, nặn, túm một chiếc bánh chưng không hẳn là một hình vuông hay hình trụ tròn, nó có thể ô van, có thể một đầu to đầu nhỏ, chiếc ngắn, chiếc dài thì gỉa thuyết về quan niệm bánh chưng vuông tượng trưng cho đất vuông sẽ thiếu cơ sở khoa học. Nó là cách suy diễn, giả thuyết của những con người sau hàng nghìn năm tiến hoá, với đầy đủ chỉ số thông minh và sự khéo léo – Những người đó là chúng ta.

( và trong chúng ta bây giờ, với chỉ số thông minh và sự khéo léo hiện có hẳn nhiều người nếu cho tự mình gói một chiếc bánh chưng vuông thì cái sản phẩm ấy cũng chưa chắc hơn gì người tiền sử thời Lang Liêu ). Mặt khác, trong cách gói bánh chưng ngày Tết hiện nay vẫn tồn tại một kiểu bánh tày ở miến Bắc và bánh tét ở miền Nam ( Hình trụ tròn ) .

Vậy thì bánh chưng vuông hay bánh “tày” có trước (?) .

Được biết ở nhiều vùng nông thôn, kể cả miền xuôi và miền núi bánh chưng gói kiểu “tày” hiện nay vần được duy trì và chiếm số lượng nhiều hơn . Ai cũng biết ở những nơi chậm phát triển, ít chịu ảnh hưởng của sự giao thoa văn hoá là những nơi còn giữ được nhiều nhất những phong tục, tạp quán cổ. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu hình thức, thẩm mỹ trong việc chế biến, bài trí đồ lễ, đồ ăn cùng dần được hoàn mỹ hơn. Tôi cho rằng bánh chưng vuông là sản phẩm của văn hoá đô hội, đô thị. Nó là hậu duệ của chiếc bánh chưng tày ở miền Bắc và bánh tét ở miền Nam.

Từ cách nhìn này, chúng ta dễ nghiêng hơn về cách xắp xếp thời gian ra đời của hai loại bánh chưng vuông và bánh chưng tày.

Nếu đúng như vậy thì quan niệm về bánh dầy, bánh chưng vuông tượng trưng cho trời tròn, đất vuông của chúng ta sẽ là một giả thuyết chưa đủ cơ sở, khó thuyết phục. Mặt khác, có một thời mà chúng ta “nệ” đủ thứ, không giám nhìn thẳng và sự thật lịch sử, luôn né tránh những gì chúng ta cho rằng dung tục mà quên mất rằng: Lịch sử phát triển con người không chỉ dân tộc Việt Nam mà toàn nhân loại đều đã đi qua giai đoạn quần hôn – Mẫu hệ (Tục thờ Mẫu là một minh chứng cụ thể) . Bởi thế nên chúng ta mới đưa ra quan niệm “Trời tròn, đất vuông” để dung hoà và cũng để cho phù hợp với quan điểm thẩm mỹ thời bấy giờ.

Theo ý kiến của cố giáo sư Trần Quốc Vượng thì trong truyền thuyết Lang Liêu, những sản vật dâng tiến phải là bánh dầy (âm) và bánh chưng tày (dương) . Hai loại sản vật này không theo quan niệm tượng trưng cho trời tròn đất vuông mà theo một quan niệm phồn thực .

Quan niệm này có luận cứ khoa học hơn bởi con người tiền sử thật quá bé nhỏ trước thiên nhiên huyền bí . Việc sinh mười chết chín, chỉ còn một lại phải chống trọi với thiên nhiên nghiệt ngã thì sự phồn thực chính là cứu tinh cho con người thời bấy giờ khỏi hoạ diệt vong .

Tuy nhiên, ý kiến của cố giáo sư Trần Quốc Vượng không phải đã được nhiều học giả, nhiều người ủng hộ. Có vẻ như chúng ta khi nói về sự phồn thực trong cái nhìn về truyền thuyết lịch sử dân tộc lại sợ làm méo mó lịch sử, sợ sẽ bị xa vào dung tục hay bị quy chụp theo trường phái hiện sinh chủ nghĩa.

Ngày nay chúng ta coi sinh đẻ có kế hoạch, sức khoẻ sinh sản là chiến lược để cải thiện nòi giống thì tại sao tổ tiên chúng ta lại không coi sự phồn thực như một sự cứu rỗi cho con Lạc cháu Hồng?

Ngày tết, ăn một đồng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam

Sưu tầm

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà dung_cb1994
Trả lời nhanh
Sun Mar 14, 2010 5:31 pm

ko_chan_giua
ko_chan_giua
ko_chan_giua

Member

chết mẹ......đụng hàng rùi Tra cứu

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ko_chan_giua
Trả lời nhanh
Sun Mar 14, 2010 9:18 pm

dung_cb1994
dung_cb1994
dung_cb1994

Super Mod

Tiếp tục đây

Thuyết minh danh lam thắng cảnh
ĐỀN HÙNG


"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.



"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."



Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Sưu tầm

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà dung_cb1994
Trả lời nhanh
Mon Mar 15, 2010 9:53 am

chuk
chuk
chuk

Member

NCT sướng wo ak , bên chuk hoc toan van chương mjk they pà...hoc thuộc lòng mới ghê Khóc

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Mon Mar 15, 2010 1:10 pm

mr_bond_kim
mr_bond_kim
mr_bond_kim

Member

Cái bạn chuk này nhìn wen wen
hey, cb ơi, còn bài trang phục truyền thống nưã đâý.

______________________________
[You must be registered and logged in to see this image.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr_bond_kim
Trả lời nhanh
Mon Mar 15, 2010 10:30 pm

hoai_son70
hoai_son70
hoai_son70

Member

uhm có nè
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải"[1].

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Nguồn : rao vặt
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, "phụ tùng lệ bộ" cũng đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc sắc của thứ trang phục truyền thống có một không hai này.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn bật nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa hở hang. Nó cho thấy thấp thoáng sống eo giữa hai tà vạt rất gợi cảm và quyến rũ.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để vi chỉnh nữa mới hoàn thiện.

Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Suy cứ này có cơ sở vì từ chiếc áo dài ngũ thân trang trọng cho phụ nữ tỉnh thành chắc chắn phải tồn tại bên cạnh đó một thứ áo trang trọng cho giới nam để cân xứng. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thỉ sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được" (trích sắc dụ này). Từ thập niên 1930 trở đi mới xuất hiện áo dài nữ phục hai vạt, vậy về lý, áo dài nam phục hai vạt cũng phải xuất hiện khoảng thời gian đó.

Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn mặc của người khách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giống như người Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào Duy Anh, đã chú dẫn trên phần đầu mục Lịch Sử Áo Dài). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thường bằng the mỏng, và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam). Có thể ngay từ đầu, "quốc phục sơ khai" của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cách trên chiếc áo Tàu "nhà Thanh": dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho gần gũi chiếc áo dài nữ phục.

Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.

Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục. Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC (2006) được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà hoai_son70
Trả lời nhanh
Mon Mar 15, 2010 11:50 pm

LoVelEsS
LoVelEsS
LoVelEsS

Member

cảm ơn cb với Sơn nhá Hôn

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà LoVelEsS
Trả lời nhanh
Tue Mar 16, 2010 7:33 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@ mr_bond_kim : wen hem !! ma chuk hem? bjk bạn

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Tue Mar 16, 2010 7:56 pm

hoai_son70
hoai_son70
hoai_son70

Member

làm sao wen đc
NCT muh nghe nói bạn ở THD :))
Hi vọng dc làm wen
(heartless2202)Không có ji đâu Phương

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà hoai_son70
Trả lời nhanh
Tue Mar 16, 2010 8:05 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@son : pộ THD là hem wen dc NCT ak , ban of chuk o NCT hem ak , A15 cug coa nhju lem ak , hem wen ruj cug~ wen thuj , nam sau chuk wa bên? hox la wen ljen chu j !! uki chuk lam wen vs tat ca? mem A15 lun

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 7:32 pm

LoVelEsS
LoVelEsS
LoVelEsS

Member

@chuk : bong_kim là ng có tên là Kim LOng học lớp 9/9 đóa

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà LoVelEsS
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 7:40 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@heartless: zj hu~ chuk hem nho chac bjk mat maz hem? bjk ten

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 7:46 pm

mr_bond_kim
mr_bond_kim
mr_bond_kim

Member

Bạn chuk là cái bạn lớp trưởng ngày nào mình vào lớp 9/8, mà đã bị bạn hét một cái ... đủ thấm rùi!


__________________________________________________________
[You must be registered and logged in to see this image.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr_bond_kim
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 7:54 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@mr_bon_kim : hy , chuk dzu~ wa dug hem , jo xl~ hez chac chua muon nhuug chuk hem? nho noi~ la aj hjt naz jo co ava thy nho ra ey

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 8:18 pm

ko_chan_giua
ko_chan_giua
ko_chan_giua

Member

sợ co avatar may cũng chẳng nhớ nổi nữa Cười thầm

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ko_chan_giua
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 8:27 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@nhat : sĩ nhục tao thế maj ... it ra cug they dc mat

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 8:30 pm

mr_bond_kim
mr_bond_kim
mr_bond_kim

Member

Yên tâm đi Nhật, chuk chưa gặp tao lần nào đâu.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr_bond_kim
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 8:38 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@mr_bon_kim: thế hữ , thế thj po tay ko bjk dc aj

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Wed Mar 17, 2010 9:13 pm

mr.won
mr.won
mr.won

Member

hjx.... avt bạn Chuk..... photoshop r`.... Ha

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr.won
Trả lời nhanh
Thu Mar 18, 2010 4:36 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@mr_won: hahah ... xl~ nhak con chuk nj hem pao jo đụng đến photoshop naz ,... cach noj chjen laz pik hem faj~ dân chjnh? hjh` ru j!!! ban mr_won j do nhjn kj~ laj nhazk !! hyhy

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Thu Mar 18, 2010 7:50 pm

mr.won
mr.won
mr.won

Member

ừk.... thì mình đâu bao h xài mấy thứ đó.... nên có pék j` về chỉnh hình đâu cơ chứ..... chỉ có dân chuyên nghiệp thoai..... Ha

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr.won
Trả lời nhanh
Thu Mar 18, 2010 8:07 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@mr_won: hem seo bt thuog thoj , maz jo da~ u laz thằng Thanh hắc dịch ruj , mà seo dao nj jt they len THD thế??

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Thu Mar 18, 2010 8:28 pm

mr.won
mr.won
mr.won

Member

hjx..... ế ế.... chiện riêng tư nhá..... tự nhiên đụng vào nỗi đau chj vậy..... Khóc

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr.won
Trả lời nhanh
Thu Mar 18, 2010 8:33 pm

chuk
chuk
chuk

Member

@mr_won : hyhy sr nhak , jo kju = ban THANH hữ !! ai dung toi noj dau huj neo tu hjU~ chu pộ

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chuk
Trả lời nhanh
Thu Mar 18, 2010 8:39 pm

mr.won
mr.won
mr.won

Member

hjx.... ừk vậy đi..... Ha

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr.won
Trả lời nhanh

Sponsored content

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết