Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Mon Mar 25, 2019 8:25 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên

Một loài chuồn chuồn kim mới vừa được TS.Phan Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng, Đại học Duy Tân phát hiện tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum và sau đó là tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Bài báo khoa học giới thiệu về loài chuồn chuồn kim mới này của TS.Phan Quốc Toản ngay lập tức được Tạp chí Quốc tế Zootaxa chấp nhận đăng tải vào ngày 4-2-2019. Tên của loài chuồn chuồn kim này được tác giả trân trọng đặt theo tên của người sáng lập lên trường Đại học (ĐH) Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, đó là Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ với tên khoa học là Coeliccia lecongcoi.

Khám phá bí ẩn giữa núi rừng Tây Nguyên

Là một người yêu thiên nhiên, say mê vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài côn trùng, TS. Phan Quốc Toản đã dành khá nhiều thời gian để sống, tìm hiểu và nghiên cứu ở khắp các cánh rừng Việt Nam. Công việc nghiên cứu đòi hỏi phải trèo đèo, lội suối khá vất vả nhưng giúp TS.Toản phát hiện ra những điều mới lạ về các loài côn trùng vốn đang góp phần vào việc tạo dựng một hệ sinh thái lành mạnh trong môi trường tự nhiên Việt Nam.
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Photo-1-15504558139501802013130
Loài chuồn chuồn kim mới mang tên Coeliccia lecongcoi

Công bố quốc tế mới nhất của TS. Toản chính là về một loài chuồn chuồn kim mới được phát hiện tại khu vực núi rừng Tây Nguyên của Việt Nam. Đó là một loài chuồn chuồn kim có mặt lưng được bao phủ một màu đen tuyền và bên phía dưới bụng được nhuộm màu vàng óng. Cả cơ thể của chuồn chuồn kim này là sự phối màu khéo léo trong tính cân đối của đôi mắt màu vàng, má màu xanh, và phần ngực được bao phủ bởi một lớp phấn mờ. Ngay khi phát hiện những khác biệt ở loài chuồn chuồn kim này, TS.Toản đã thu thập mẩu vật, xử lý và sau đó, mang về để tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại ĐH Duy Tân. Quá trình nghiên cứu tỉ mỉ đã giúp TS.Toản phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn trên cơ thể của chuồn chuồn kim và khẳng định đây là một loài hoàn toàn mới trong khoa học. Loài côn trùng mới này chủ yếu sống ở những dòng suối nhỏ (chiều rộng 2 ~ 4m) xen kẽ với những tảng đá lớn tối tăm hay các thảm thực vật rậm rạp ở các khu rừng nguyên sinh. TS.Toản quyết định đặt tên loài côn trùng này là Coeliccia lecongcoi.

Trước đó vào năm 2017, TS.Phan Quốc Toản cũng đã từng công bố nghiên cứu về một loài chuồn chuồn kim mới khác với tên gọi là Coeliccia duytan được tìm thấy ở Vườn quốc gia Chư Mom Rây, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Hai loài này đều là những loài đặc hữu, chỉ mới được phát hiện phân bố ở khu vực Tây Nguyên. Điểm khác biệt là con đực của loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi có vạch màu đen ở vân ngực, khác nhau về hình dạng đốm phấn trắng và khác nhau nữa ở đặc điểm cấu tạo phần sau của đốt ngực trước (prothorax) ở con cái. Các kết quả nghiên cứu về nhóm chuồn chuồn kim này đã đặt những bước chân đầu tiên cho một hành trình dài khám phá và tìm hiểu những điều thú vị về chuồn chuồn kim cũng như các loài côn trùng khác ở Việt Nam.

Ẩn ý về tên của loài chuồn chuồn kim mới Coeliccia lecongcoi

Từ báo cáo khoa học đăng tải trên Tạp chí Quốc tế Zootaxa, phát hiện một điều khá thú vị với tên của loài chuồn chuồn kim mới này, đó là Coeliccia lecongcoi. Phải chăng đó là tên gọi được đặt theo tên của một người nổi tiếng?

Điều này không còn quá xa lạ trong giới khoa học hiện nay khi những phát hiện mới đã được tác giả đặt tên dựa theo một nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhằm thể hiện sự kính trọng, tôn vinh, tri ân, hay tưởng nhớ một người nào đó. Đã có rất nhiều loài sinh vật được đặt tên theo hướng này, chẳng hạn như loài Bướm đêm Neopalpa donaldtrumpi ở bang Arizona, California được đặt theo tên Tổng thống Donald Trump, hay có tới 9 loài sinh vật mang tên vị cựu Tổng thống Barack Obama, hoặc một loài Bọ cánh cứng ở Malaysia, loài Grouvellinus leonardodicaprioi cũng được đặt tên theo tên của nam diễn viên Leonardo DiCaprio,…
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Photo-1-1550455817429110522066
Ngoài chuồn chuồn kim, TS.Phan Quốc Toản còn say mê nghiên cứu các loại côn trùng khác như bướm, bọ cánh cứng, ve sầu,... và cả các loại ký sinh trùng gây bệnh ở người

Lý giải điều thú vị này đối với tên gọi Coeliccia lecongcoi dành cho loài chuồn chuồn kim mới vừa được phát hiện, và trước đó cũng đã từng đặt tên Coeliccia duytan cho một loài chuồn chuồn kim khác, tác giả là TS.Phan Quốc Toản chia sẻ: "Đối với riêng tôi, loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi được đặt theo tên của Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - một người thầy mẫu mực cũng chính là người mà tôi luôn ngưỡng mộ về tinh thần làm việc, ý chí và nghị lực để xây dựng và phát triển trường ĐH Duy Tân uy tín như hôm nay. Tôi đã đặt tên cho 2 loài chuồn chuồn mới là Coeliccia duytan và Coeliccia lecongcoi chính là thể hiện sự trân trọng đối với ngôi trường này, đồng thời mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa hai loài Coeliccia lecongcoi và Coeliccia duytan cũng như ngụ ý nói về một mối khăng khít và gắn bó giữa thầy Lê Công Cơ với ĐH Duy Tân. Thầy là người sáng lập và vượt qua chặng đường 25 năm đầy sóng gió để tạo dựng nên một môi trường học tập và làm việc chất lượng cho giảng viên và sinh viên khắp cả nước, đặc biệt trong đó có người dân ở khu vực miền Trung nghèo khó và nắng gió này."

Ngay sau khi lấy bằng Tiến sĩ về côn trùng học tại Nhật Bản, TS.Phan Quốc Toản đã tham gia sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng của ĐH Duy Tân. Đây chính là chiếc nôi để TS.Toản thỏa sức với đam mê và nghiên cứu về côn trùng. Nhà trường đã tạo điều kiện để TS.Toản dạo bước khắp các núi rừng của Việt Nam cũng như cung cấp phòng thí nghiệm và các trang thiết bị cần thiết khác, phục vụ cho việc nghiên cứu và tích lũy kiến thức mới. Chuồn chuồn kim được TS.Toản rất quan tâm nghiên cứu bởi đây là nhóm côn trùng bán thủy sinh, cả giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành đều là những loài săn bắt các loài côn trùng khác để ăn thịt. Chuồn chuồn cũng chính là một nhóm sinh vật chỉ thị (bioindicator) dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước và các hệ sinh thái, đồng thời, còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, góp phần tiêu diệt nhiều loài côn trùng gây hại.

Việt Nam là 1 trong 15 nước có đa dạng sinh học xếp vào hàng cao nhất thế giới. Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, ước tính ở Việt Nam đến năm 2007, đã có khoảng 235 loài chuồn chuồn được xác nhận, nhưng chỉ sau hơn 10 năm, đến nay, số lượng loài đã tăng lên gần 400 loài. Chỉ riêng đối với nhóm chuồn chuồn kim, trong vòng 2 năm trở lại đây, TS.Phan Quốc Toản và các đồng nghiệp đã phát hiện và công bố hàng chục loài mới qua thu thập từ các khu rừng, khu bảo tồn và vườn quốc gia của Việt Nam. Việc nghiên cứu đa dạng loài chuồn chuồn nói riêng và động vật học nói chung đang thực sự có ý nghĩa cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của Việt Nam, phục vụ cho các công tác đánh giá bảo tồn loài, nguồn gốc phát sinh của loài, và nghiên cứu sự phân bố của các nhóm loài dựa vào quá trình biến đổi khí hậu, biến đổi sinh thái.

Các bạn có thể xem thêm thông tin đào tạo các ngành về Môi trường tại ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa

Tâm Thông
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nha-khoa-hoc-dai-hoc-duy-tan-phat-hien-loai-chuon-chuon-kim-moi-o-tay-nguyen-20190218091659178.htm

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Wed Mar 27, 2019 9:26 am

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Học Luật: Cần gì và được gì?
Câu hỏi tuy đơn giản, nhưng bao quát nội dung cần làm rõ trước khi thí sinh quyết định học Luật, gắn bó với một nghề đang trở thành xu hướng lựa chọn của giới trẻ, với nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong thời gian qua.
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Anh1_ksht
TS Nguyễn Thị Thuận chia sẻ về tâm huyết trong đào tạo ngành Luật tại Lễ Ra mắt Khoa Luật
Những chia sẻ dưới đây của những người “trong cuộc” là những giảng viên, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân sẽ cho chúng ta các câu trả lời cần thiết, góp phần định hướng, chia sẻ kinh nghiệm cho các “sĩ tử” đang băn khoăn trước ngưỡng cửa chọn học ngành Luật.
“Cử nhân Luật luôn được xã hội trọng dụng...”
Đó chính là mục tiêu hàng đầu mà TS Nguyễn Thị Thuận - Trưởng khoa Luật ĐH Duy Tân cùng toàn thể đội ngũ giảng viên tại Khoa Luật nhà trường hướng tới ngay từ những ngày đầu thành lập khoa.
“Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam sẽ cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên,… và những con số này vẫn tiếp tục tăng trong giai đoạn tới nhằm giải quyết các khúc mắc, tranh chấp,… trong hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người dân. ‘Cầu’ là rất lớn nhưng không có nghĩa chúng ta buông thả việc đào tạo bởi nhu cầu nhân lực ngành Luật tăng lên một phần nào phản ánh các sự vụ tranh chấp, kiện tụng,… trong xã hội diễn ra ngày càng nhiều hơn với mức độ phức tạp khác nhau. Bởi vậy, mỗi giảng viên ngành Luật của ĐH Duy Tân đều rất trăn trở trong việc đào tạo ra những Cử nhân Luật lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội”, TS Nguyễn Thị Thuận chia sẻ.
Để cung cấp cho xã hội những Cử nhân Luật lành nghề và được xã hội trọng dụng, các trường đại học phải chủ động trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi đồng thời đưa ra các phương pháp đào tạo phù hợp nhằm giúp sinh viên tiếp cận được những kiến thức tiên tiến để việc học đạt hiệu quả cao nhất. Tại ĐH Duy Tân, đội ngũ cán bộ giảng viên thuộc Khoa Luật đủ đảm bảo để đáp ứng công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu với 2 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ và 5 Thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhà trường còn hợp tác với các trường đại học hàng đầu Việt Nam đào tạo ngành Luật như: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM,… để mời các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm đến thỉnh giảng cho sinh viên, khi cần.
Sinh viên học Luật của ĐH Duy Tân cũng được tiếp cận với phương pháp học tập rất tiến bộ. Đó là việc áp dụng phương pháp PBL (Problem - Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án) - một hướng đào tạo tiên tiến được áp dụng ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới vào các ngành Luật học, Luật Kinh tế và Khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Không dừng lại ở đó, nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo, nhiều chuyến giao lưu với các tổ chức dịch vụ pháp luật,… để sinh viên nắm bắt được các công việc thực thụ của một luật sư, làm quen và tạo phản xạ để xử lý tình huống trong các phiên toà giả lập khác nhau giúp sinh viên hiểu rõ nghề Luật ngay từ khi còn học trên giảng đường.
Thực tế chính là 'người thầy' nghiêm khắc nhất
“Học Luật sẽ vô cùng nhàm chán nếu bạn chỉ giam mình trong vòng quay của những văn bản luật, những cuốn giáo trình dày cộp với vô vàn các lý thuyết mang tính học thuật. Một người học Luật xuất sắc phải là người hiểu biết về kiến thức pháp luật và phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế các tình huống”, ThS Nguyễn Văn Phụng - Luật sư và cũng là giảng viên Khoa Luật ĐH Duy Tân chia sẻ.
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Anh2_osgh
“Không học chay” là phương châm hoạt động đối với tất cả các ngành nghề đào tạo của ĐH Duy Tân. Bởi thế, sinh viên học Luật tại trường đã được thừa hưởng thành quả từ quá trình hợp tác doanh nghiệp trong rất nhiều năm qua của ĐH Duy Tân. Riêng đối với ngành Luật, các giảng viên đã kết nối với các cơ quan như Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân dân các cấp, Văn phòng Công chứng, Công ty Tư vấn Luật... để sinh viên đi kiến tập, học việc ngay từ năm 2, năm 3. Tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội quan sát, tiếp cận các hồ sơ, tình huống thực tế để rèn nghề. Tinh thần làm việc và kiến thức chuyên môn sẽ được tích lũy rất tốt qua những buổi học thực tế như vậy.
Theo TS Nguyễn Thị Thuận, trong năm 2019, Khoa Luật sẽ thành lập Trung tâm Tư vấn hỗ trợ pháp lý nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong việc tư vấn các vấn đề pháp lý, đồng thời tạo môi trường cho sinh viên cọ sát thực tế. Đặc biệt theo đề nghị của Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng, ĐH Duy Tân sẽ tạo điều kiện để có thể đưa những phiên tòa thật sự tới xét xử trực tiếp tại hệ thống phòng hội nghị của trường trong thời gian sớm nhất có thể. Việc dự khán tại các phiên tòa thật sự sẽ rất có ích đối với việc định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.
Học Luật vì đam mê
Là một trong những sinh viên có thành tích học tập xếp loại xuất sắc, Huỳnh Bá Tân - sinh viên K21 ngành Luật Kinh tế, ĐH Duy Tân cho biết em lựa chọn ngành Luật là bởi đã yêu thích nó từ khi con nhỏ.
“Lúc xem mấy bộ phim có cảnh xét xử, thấy các vị Luật sư đọc rành mạch từng mục từng khoản, em chợt nghĩ những người học Luật phải có bộ óc siêu phàm và phải là ‘con mọt sách’ mới có thể nhớ hết các điều luật. Và khi tham gia vào những bài học đầu tiên tại ĐH Duy Tân, em đã hiểu không phải cứ học thuộc lòng nghĩa là có thể áp dụng làm nghề. Học Luật là phải tư duy, phải hiểu và phân tích được vấn đề, có như vậy việc áp dụng luật mới đạt hiệu quả”, Bá Tân cho biết.
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Anh3_hjvy
Sinh viên Huỳnh Bá Tân (áo trắng) say mê với mỗi buổi học trên giảng đường
Hiện tại, Bá Tân đang là thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật gia trẻ tại Khoa Luật, ĐH Duy Tân. Từ kiến thức thu nhận trên giảng đường và kinh nghiệm trau đồi trong quá trình kiến tập tại các các cơ quan, Bá Tân đã được một Văn phòng Công chứng nhận làm việc trả lương khi mới còn là sinh viên năm 2.
“Câu lạc bộ Luật gia trẻ có thể nói là một trong những hoạt động ngoại khóa rất hữu ích đối với sinh viên Luật chúng em. Không chỉ là nơi giúp sinh viên có thể giao lưu và học hỏi các kiến thức học thuật mà Câu lạc bộ còn rất tích cực tổ chức các ‘Phiên tòa giả định’ để chúng em có thể hình dung một cách rõ nét nhất về cách thức áp dụng Luật trong các tình huống thực tế. Ngoài ra, những buổi hội thảo, tọa đàm mà Nhà trường và Khoa tổ chức trong thời gian qua là cơ hội rất tốt để chúng em được giao lưu với các chuyên gia đầu ngành nhằm tìm hiểu rõ nét hơn về ngành học cũng như nhu cầu nhân sự ngành Luật trong thời gian tới” - Tân chia sẻ.
Mùa tuyển sinh 2019, Đại học Duy Tân tiếp tục đưa ra nhiều suất học bổng ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên ngành Luật, cụ thể:
Mùa tuyển sinh 2019, Đại học Duy Tân tiếp tục đưa ra nhiều suất học bổng ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên ngành Luật, cụ thể:
• Học bổng Tài năng (Toàn phần/bán phần): 215 suất Học bổng Tài năng có tổng trị giá hơn 11 tỉ đồng cho những thí sinh trúng tuyển vào ngành tài năng, trong đó có những thí sinh đăng ký theo học ngành Luật Kinh tế có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT quốc gia >=20.
• Học bổng Duy Tân: 720 suất học bổng với trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh đăng ký có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm, trong đó có thí sinh theo học ngành Luật.
• 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên, trong đó có thí sinh theo học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
• Học bổng trị giá 5.000.000 đồng/suất cho năm học đầu tiên dành cho các thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia, đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật cấp Quốc gia đăng ký theo học ngành Luật tại ĐH Duy Tân.
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Bang_qvyq
https://thanhnien.vn/giao-duc/hoc-luat-can-gi-va-duoc-gi-1056572.html

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết