Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Tue Jun 25, 2019 1:58 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Xem nhẹ Giáo dục Nhân văn trong Giáo dục Đại học, Cái giá sẽ phải trả
Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, giỏi nghề thì các trường Đại học cũng cần rèn luyện sinh viên những phẩm chất tốt đẹp, nhân văn.

Nội dung hội thảo hướng đến giải quyết vấn đề là làm sao để đào tạo được cho xã hội một lực lượng lao động có kiến thức, có nhân cách tốt, với ba điểm nhấn:

Vì sao giáo dục nhân văn trong môi trường đại học có tầm rất quan trọng? Tri thức nhân loại có vai trò gì, kinh nghiệm thế giới có thể gợi ý gì cho giáo dục nhân văn Việt Nam?

Giải pháp cụ thể nào cho giáo dục nhân văn ở đại học Việt Nam hiện nay?
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhân (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh rằng: nhân văn là giá trị cốt lõi của một nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Ảnh: TN

“25 năm qua, Đại học Duy Tân luôn thực hiện phương châm: đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm trên nền nhân văn hiện đại.

Qua đó, xây dựng chương trình và phương pháp giáo dục nhằm đào tạo đội ngũ tri thức trẻ vừa có năng lực chuyên môn cao, vừa có đạo đức nghề nghiệp.

Đồng thời có trách nhiệm với đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, trên thực tế, và có lẽ cũng như nhiều cơ sở đào tạo khác đã và đang phải đối mặt với những đánh giá không vui của xã hội về lối sống, đạo đức của thế hệ trẻ.

Trong đó, có những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Đồng thời, ngay trong thực tế tiếp nhận, giảng dạy và quản lý sinh viên, chúng tôi cũng gặp phải vô số những khúc mắc trong hành xử của các em.

Những khó khăn trong việc giúp sinh viên nhận ra: đâu là nhân bản, đâu là các giá trị sống đích thực…” - Tiến sĩ Hoàng Thị Hường (Đại học Duy Tân) chia sẻ.

Còn theo Giáo sư Huỳnh Như Phương, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, đời sống kinh tế xã hội đất nước đang phát triển, nhưng có lẽ đời sống văn hóa, tinh thần chưa đáp ứng được mong mởi của người dân.

Những giá trị nhân văn đang bị xét duyệt và thử thách. Khi văn hóa – tinh thần không phát triển tương xứng, chưa nói tình trạng thụt lùi hay khủng hoảng, thì phát triển kinh tế - xã hội khó mà bền vững.

Trong khi đó, với góc nhìn của bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Thạc sỹ Bùi Huy Tùng (Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho rằng;

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, các giá trị nhân văn cũng đã bị lãng quên.

Trong sinh viên, học sinh đã xuất hiện ngày càng phổ biến những biểu hiện phi nhân văn. Chính vì thế, bên cạnh mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực giỏi về kiến thức chuyên môn, giỏi nghề…

Mục tiêu tạo ra những công dân có phẩm chất tốt đẹp, mang tính nhân văn cần phải được đặt ra và cụ thể hóa trong chương trình đào tạo và phương pháp giáo dục của các trường đại học, cao đẳng. Nhất là trong bối cảnh, tình hình hiện nay – Thạc sĩ Tùng cho hay.

Đồng tình với nhìn nhận này, Tiến sĩ Hoàng Thị Hường (Đại học Duy Tân) phân tích thêm, giáo dục giá trị nhân văn cho sinh viên, được chúng tôi hiểu theo nghĩa nhân cách làm người, đạo đức của con người trong các mối quan hệ (như gia đình, cộng đồng xã hội).

Bởi chúng tôi quan niệm “sản phẩm” của nhà trường là những người trẻ tuổi sẽ tham gia lâu dài vào nhiều hoạt động của xã hội, sẽ là chủ nhân của các gia đình nhỏ - nơi tạo ra và nuôi dưỡng các thế hệ tương lai tiếp theo.

Nói cách khác, chúng tôi ý thức được rằng, đó là một “sản phẩm” cần phải có và nên bao gồm cả tri thức, kỹ thuật và hiểu biết về cách sống để góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp.

(Nguồn:https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/xem-nhe-giao-duc-nhan-van-trong-giao-duc-dai-hoc-cai-gia-se-phai-tra-post199169.gd)

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Wed Jun 26, 2019 3:18 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Livestream số 6: Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng của khối ngành Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ thực phẩm
Với mong muốn được tìm hiểu những thông tin cụ thể nhất về khối ngành mà mình hoặc người thân lựa chọn theo đuổi trong 4 năm học tại trường Đại học, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã trực tiếp theo dõi và đặt câu hỏi, lắng nghe giải đáp từ phía các giảng viên của Đại học Duy Tân tại Livestream tư vấn tuyển sinh trực tiếp số 6 với chủ đề: Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng của khối ngành Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ thực phẩm.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Các cán bộ, giảng viên và khách mời của Đại học Duy Tân tham gia giải đáp thắc mắc
tại Livestream số 6

Đồng hành cùng các quý phụ huynh và thí sinh trong Chương trình Livestream số 6 bắt đầu vào lúc 19h ngày 11/6/2019 có: TS. Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng khoa Môi trường và Công nghệ hóa; ThS. Trần Xuân Vũ - Tổ trưởng Bộ môn ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường; ThS. Lê Thùy Trang - Tổ trưởng Bộ môn ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường; ThS. Phạm Thị Nga - Tổ trưởng Bộ môn ngành Công nghệ thực phẩm của Đại học Duy Tân.

Mở đầu Livestream, TS. Nguyễn Thị Minh Phương đã cung cấp những thông tin chính về Khoa Môi trường và Công nghệ hóa của Đại học Duy Tân. Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ giảng viên của Khoa đã có 23 người, trong số đó có nhiều Tiến sỹ, Thạc sỹ được đào tạo bài bản tại các nước có nên giáo dục phát triển như Anh, Pháp, Bỉ, Nga, Hàn Quốc,... Khoa Môi trường và Công nghệ hóa của Đại học Duy Tân hiện đào tạo 3 ngành: Công nghệ & Kỹ thuật môi trường, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Tài nguyên và Môi trường.

Bên cạnh hoạt động đào tạo, Khoa Môi trường và Công nghệ hóa rất chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Không chỉ có thành tựu về nghiên cứu khoa học cơ bản, mảng ứng dụng thực tế của Khoa cũng đã được ghi nhận như: tư vấn cho thành phố các giải pháp bảo vệ môi trường, sạt lở đường bờ, bảo vệ môi trường biển, xử lý nước thải, xử lý rác thải, quản lý tài nguyên nước,...
[You must be registered and logged in to see this image.]

TS. Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng khoa Môi trường và Công nghệ hóa giải đáp thắc mắc
của các thí sinh tại Livestream số 6

TS. Nguyễn Thị Minh Phương cho biết thêm, hiện tại, các vấn đề liên quan đến môi trường không chỉ là vấn đề “nóng” không phải chỉ ở Việt Nam mà còn được đặc biệt quan tâm trên toàn cầu. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của khối ngành Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ thực phẩm là rất lớn. Thực tế cho thấy, hầu hết các sinh viên của Khoa Môi trường và Công nghệ hóa của Đại học Duy Tân sau khi ra trường đều đã tìm được việc làm đúng ngành nghề và phù hợp với năng lực của bản thân.

Theo dõi Livestream, nhiều thí sinh mong muốn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng của khối ngành Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ thực phẩm đã được các giảng viên Duy Tân giải đáp và chia sẻ tận tình.


Livestream Tư vấn tuyển sinh số 06- Chủ đề: Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng của khối ngành Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ thực phẩm

Bạn có nick Facebook Nguyễn Hồng đã đặt câu hỏi: ngành Công nghệ thực phẩm học ra làm gì? Trong quá trình học có được trải nghiệm thực tế không?

ThS. Phạm Thị Nga trả lời: Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chế biến và bảo quản các sản phẩm nông sản cũng như thực phẩm. Những ứng dụng của Công nghệ Thực phẩm trong đời sống rất rộng rãi. Do đó, khả năng tìm kiếm việc làm trong ngành này khá nhiều, với các vị trí tại các xí nghiêp, nhà máy như: cán bộ quản lý chất lượng thực phẩm, cán bộ quản lý an toàn thực phẩm, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, giảng viên giảng dạy ở các trường Đại học, chuyên viên phòng lab hay Viện nghiên cứu,... Bên cạnh đó, trải nghiệm thực tế trong quá trình học cho sinh viên rất được Khoa Môi trường và Công nghệ hóa chú trọng. Các hoạt động tham quan, thực tế được tổ chức tại các nhà máy, xí nghiệp có liên kết với trường sẽ giúp sinh viên trải nghiệm thực tế thường xuyên.

Quan tâm đến điểm thi đầu vào, bạn có nick Facebook là Dương Gia Huy gửi đến câu hỏi: đầu vào của ngành Môi trường có cao không ạ? em thích học bộ môn Hóa và muốn nghiên cứu khoa học.

TS. Nguyễn Thị Minh Phương trả lời: Đầu vào của khối ngành Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ thực phẩm giống như hầu hết những ngành khác của Đại học Duy Tân, ngoại trừ những ngành có đặc thù riêng. Đại học Duy Tân hiện có 3 hình thức tuyển sinh: xét tuyển thẳng, xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét học bạ. Để biết thêm thông tin chi tiết về điểm đầu vào, các em có thể xem trên website tuyển sinh của trường tại [You must be registered and logged in to see this link.]

Từ điều kiện thực tế của gia đình và mong muốn được tư vấn định hướng nghề nghiệp cụ thể nhất, 1 bạn có nick Facebook là Gia Hân hỏi: gia đình em có 1 trang trại nuôi tôm, em muốn sau này làm về chế biến và xuất khẩu tôm, vậy em đăng ký ngành học nào là phù hợp?

ThS. Phạm Thị Nga trả lời: với mong muốn này, theo cô, em có thể đăng ký theo học ngành Công nghệ Thực phẩm của Đại học Duy Tân. Bởi khi theo học chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Duy Tân, ngoài những kiến thức đại cương, sinh viên sẽ được đào tạo các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật cùng các học phần chuyên sâu như Hóa học Thực phẩm, Vi sinh, Thiết kế Nhà máy Thực phẩm, An toàn thực phẩm, Dinh dưỡng,... cùng hệ thống kiến thức và kỹ năng về: chế biến thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, phát triển sản phẩm thực phẩm,...

Mong muốn tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp khi theo học chuyên ngành Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường, người xem có nick Facebook Nguyễn Khắc Tiệp hỏi: học chuyên ngành Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường cơ hội việc làm có cao không?

ThS. Trần Xuân Vũ trả lời: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị hoá mạnh mẽ, ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của riêng thành phố hay đất nước nào mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Cơ hội nghề nghiệp của các cử nhân theo học chuyên ngành Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường sau khi tốt nghiệp Đại học khá đa dạng như: chuyên viên môi trường, tư vấn viên môi trường, tư vấn kỹ thuật môi trường tại các khu công nghiệp trong và ngoài nước, các nhà máy xử lý chất thải, các trạm quan trắc môi trường, các công ty tư vấn về môi trường, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước chuyên trách về quản lý và bảo vệ môi trường.

Ngay trong buổi ghi hình phát trực tiếp Tư vấn Tuyển sinh của Đại học Duy Tân về chủ đề: “Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng của khối ngành Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ thực phẩm” có rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh và thí sinh đặt ra cho các giảng viên của Đại học Duy Tân. Tuy nhiên do thời lượng của chương trình có hạn nên những câu hỏi chưa được giải đáp trong buổi ghi hình sẽ tiếp tục được đội ngũ tư vấn của Đại học Duy Tân liên hệ và giải đáp.

Mời các quý phụ huynh và thí sinh tiếp tục đón xem chương trình Livestream Tư vấn tuyển sinh số 7 với Chủ đề “Kiến trúc, Mỹ thuật và Xây dựng trong thời đại công nghiệp 4.0” lúc 19h ngày 14/6/2019 trên Fanpage của Đại học Duy Tân.

(Truyền Thông)
[You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết