Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Tue Aug 27, 2019 12:13 am

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Trong năm 2018, các đơn vị nghiên cứu và giáo dục tại Việt Nam đã công bố tổng cộng 6707 công trình trên các tạp chí ISI (dữ liệu Web of Science - WoS).

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thống kê số công bố ISI của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 (dữ liệu WoS 01/08/2019)
Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam

Đến đầu tháng 8/2019, tuy thời gian mới đi được hơn một nửa, nhưng tổng số công bố của các đơn vị ở Việt Nam đã đạt 70% so với toàn bộ năm 2018. Trong số những đơn vị tăng trưởng nhanh của Việt Nam, đáng chú ý hơn cả là Đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành; vốn nằm ngoài Top 10 ở năm 2018, nhưng hiện đã vượt lên đứng thứ 5 xét về số lượng công bố tính đến 7 tháng đầu năm 2019. Điều này dự báo những thay đổi thú vị về thứ hạng của Top 10 về công bố quốc tế của Việt Nam trong vài năm sắp đến.

Top 10 các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam về công bố ISI trong năm 2018 và 7 tháng đầu năm 2019 (dữ liệu WoS 01/08/2019)

Lưu ý: Dữ liệu WoS thống kê theo năm công bố.Do đó, việc thống kê theo năm học, từ giữa năm này đến giữa năm sau,chỉ mang tính tương đối. Số lượng chính xác theo năm học chỉ có thể do mỗi trường tự thống kê cho mình. Ngoài ra, lượng công bố thống kê từ WoS thường nhỏ hơn con số các trường thực sự đã công bố được vì những sai lệch về tên gọi, cách viết tắt, thứ tự tác giả, và trường chủ quản trong những bài báo với hàng trăm trường cùng tham gia,…

Top 10 các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam về công bố ISI trong năm 2018 và 7 tháng đầu năm 2019 (dữ liệu WoS 01/08/2019)
TT Đơn vị Số công bố ISI năm 2018 Số công bố ISI7 tháng đầu năm 2019
1 ĐH Tôn Đức Thắng 1229 1083
2 Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam 757 552
3 ĐH Quốc gia TpHCM 678 519
4 ĐH Duy Tân 487 469
5 ĐH Quốc gia Hà Nội 356 250
6 ĐH Bách Khoa Hà Nội 272 165
7 ĐH Huế 225 151
8 ĐH Cần Thơ 184 108
9 ĐH Đà Nẵng 155 123
10 ĐH Y Hà Nội 162 100
11 ĐH Nguyễn Tất Thành 81 258

Đặt trong "bức tranh" của khu vực Đông Nam Á

Mặc dù trên đây đều là những đơn vị nghiên cứu mạnh của Việt Nam,nhưng khi so sánh năng suất công bố 7 tháng đầu năm 2019 với các đại học tốp đầu của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, các trường/viện của Việt Nam chỉ đứng ở tốp giữa, và đều xếp sau các trường hàng đầu của Singapore, Malaysia, và Thailand. Đáng chú ý, chỉ riêng số lượng công bố của 3 trường đầu tiên của khu vực ASEAN, đã lần lượt gần gấp khoảng5, 3, và 2 lần đơn vị có số công bố nhiều nhất của Việt Nam trong cùng thời gian. Điều này cho thấy Nhà nước và bản thân các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công bố quốc tế thì mới mong theo kịp các trường bạn trong khu vực.

Thành tích Công bố ISI 7 tháng đầu năm 2019 của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu khối ASEAN (dữ liệu WoS 01/8/2019).
[You must be registered and logged in to see this image.]
Năng lực công bố và Bảng xếp hạngTop 400 Đại học châu Á của THE 2019: Cơ hội nào cho Việt Nam?
Năng lực nghiên cứu còn thấp của Việt Nam cũng lộ rõ khi đầu tháng 5/2019, tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố bảng xếp hạng năm 2019 cho hơn 400 trường đại học châu Á [1] mà không có đại diện nào của Việt Nam. Trong số 10 nước thuộc khối ASEAN, chỉ 5 nước có đại diện góp mặt, bao gồm:

- Singapore: 2 trường, - Indonesia: 6 trường, và

- Malaysia: 11 trường, - Philippines: 2 trường.

- Thailand: 14 trường,

Không có tên trong bảng xếp hạng của THE, đồng nghĩa trong mắt cộng đồng quốc tế, Việt Nam chỉ đứng chung hạng với Laos, Cambodia, Myanmar, Brunei về nghiên cứu.

Bảng xếp hạng THE dựa theo bộ 5 tiêu chuẩn 13 tiêu chí [2] với các trọng số khác nhau để xếp hạng các trường. Đáng nói, hai tiêu chuẩn số lượng công bố và số trích dẫn chiếm tỉ trọng đến 60%. Vì vậy, có thể nói rằng nếu một trường tổ chức hoạt động nghiên cứu tốt, ít nhất có thể hiện qua số lượng và số trích dẫn công bố quốc tế; thì trường đó đã đi được hơn một nửa chặng đường để ghi tên mình trên bảng xếp hạng. Dù vậy, trong khi số lượng công bố quốc tế có thể tăng nhanh nếu có đầu tư mang tính tập trung và liên tục, thì số lượng trích dẫn lại tùy thuộc vào thời gian, ngành nghiên cứu trọng điểm (có thể có hoặc không có lượng trích dẫn cao) của trường/viện, và cả chất lượng nghiên cứu. Do đó, đây là chỉ số tương đối khó đạt được ngay trong thời gian ngắn.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nature Index của Top 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam từ 02/2018 đến 02/2019
Trở lại với vấn đề tổng số lượng công bố và xếp hạng theo THE, mặc dù Việt Nam chưa có trường nào được xướng tên trên Bảng xếp hạng THE 2019, nhưng hiện tại đã có 4/10 đơn vị đạt từ 400 bài ISI trở lên cho 7 tháng đầu năm 2019 (hay hơn 60 bài/tháng). Đặc biệt, ĐH Tôn Đức Thắng đã đạt trên 1000 bài ISI trong 7 tháng đó (hay khoảng 150 bài/tháng). Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở để hy vọng sẽ sớm có đơn vị nghiên cứu của Việt Nam được ghi tên lên Bảng xếp hạng THE. Dĩ nhiên, việc đạt xếp hạng đó không thể trở thành hiện thực ngay lúc này, mà có lẽ cần tối thiểu từ 3 đến 5 năm nữa; bởi THE dựa trên dữ liệu trong5 năm gần nhất của thời điểm xếp hạng. Vậy nên các đơn vị giáo dục và nghiên cứu của Việt Nam cần tiếp tục duy trì hoặc nâng cao năng suất và chất lượng công bố quốc tế, trước mắt là các bài báo quốc tế, của đơn vị mình.

Dù cho gần đây có nhiều quan điểm cho rằng các trường của Việt Nam nên thôi “cơn say” chạy theo số lượng công bố quốc tế [3], nhưng mối quan hệ biện chứng giữa “lượng-chất” có lẽ vẫn đúng. Chưa đủ “lượng” về số công bố quốc tế chắc chắn sẽ khó có khả năng tạo được chuyển biến về “chất” trên các bảng xếp hạng đại học của khu vực hay thế giới.

Đầu tư cho nghiên cứuvới bối cảnh Việt Nam trong thời gian đến

Duy trì và nâng cao số lượng cũng như chất lượng công bố quốc tế để lọt vào các bảng xếp hạng uy tín trong thời gian sắp đến sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng nếu các đơn vị tại Việt Nam thiếu một nguồn lực tài chính dồi dào nếu muốn đi đường dài. Kể cả trường hợp đã có tên trên bảng xếp hạng, việc cần thêm rất nhiều tiền cho nghiên cứu để tiến lên những vị trí cao hơn cũng là rất thiết yếu, xét ở bình diện đóng góp cho quốc gia và quốc tế; hơn là việc tự hài lòng trong khi vẫn chỉ luôn đứng ở đáy của các bảng xếp hạng đó. Nhưng đầu tư như thế nào cho hợp lý trong bối cảnh Việt Nam vẫn là nước có trình độ nghiên cứu chưa theo kịp các nước tiên tiến, và người dân vẫn chưa thật sự được hưởng lợi gì từ nhiều nghiên cứu của các đơn vị giáo dục và nghiên cứu của nước nhàdo cơ cấu phát triển ngành nghề công nghiệp và kỹ thuật ở nước ta chưa hẳn đã ở mức cao?

Trước tình hình đó, có lẽ việc tăng cường hợp tác giữa các trường trong nước và với các trường nước ngoài để cùng tăng sản lượng và chất lượng công bố, là điều quan trọng cần tiếp tục duy trì trong nỗ lực thay đổi cả “lượng” và “chất”, bên cạnh việc tự xây dựng năng lực nghiên cứu của chính mỗi đơn vị. Chẳng hạn, cho đến nay các bài báo trên những tạp chí hàng đầu như Science hay Nature vẫn là niềm mơ ước của các trường Việt Nam; nhưng với suất đầu tư thông thường lên đến hàng triệu hay hàng chục triệu đôla Mỹ cho mỗi bài báo như vậy trên thế giới, liệu có đơn vị giáo dục hay nghiên cứu nào của Việt Nam có đủ lực để làm được và duy trì? Chính vì vậy, nếu bất kỳ một đơn vị nào có thể hợp tác được với nước ngoài để tạo ra được những kết quả ở tầm đó thì cũng sẽ là một việc đáng trân trọng nhằmtạo ra đột phá với một tỷ suất đầu tư thấp hơn.

Vấn đề tên tiếng Anh của các trườngđối với Xếp hạng Quốc tế

Để có được kết quả đánh giá xếp hạng chính xác nhất, việc chuẩn hóa tên gọi bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh, của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Hãy thử tưởng tượng, một đơn vị sau khi đầu tư rất nhiều để có được công bố, nhưng công bố đó lại không thể tìm kiếm ra được một cách thông thường trong các hệ thống thư mục khoa học uy tín chỉ vì tên đơn vị viết không đúng: Hệ quả là nhiều công bố của đơn vị sẽ không được tính trong kết quả xếp hạng. Đó sẽ là một mất mát vô lý.

Chính vì vậy, một khi đã quan tâm đến xếp hạng đại học ở tầm quốc tế, các đơn vị nghiên cứu cần nghiêm túc lưu tâm đến vấn đề về tên tiếng Anh trên bài báo. Ngay từ năm 2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước rà soát, chấn chỉnh tên viết bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh, nhằm tạo thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế. Trước đó cũng đã có nhiều chuyên gia lên tiếng về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình dù có thay đổi nhưng vẫn còn khá lộn xộn. Thật vậy, qua nghiên cứu dữ liệu công bố của các trường ở Việt Nam trong hai năm gần nhất là 2017 và 2018, đáng buồn là tên gọibằng tiếng Anh của nhiều trường đại học tại Việt Nam vẫn còn được viết bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ:
TT TÊN TRƯỜNG/VIỆN CÁC KIỂU VIẾT TRÊN ĐỊA CHỈ TÁC GIẢ BÀI BÁO
1 ĐH Bách khoa Hà Nội • Ha Noi University of Science and Technology,
• University of Science and Technology, Hanoi,
• HUST,
• Hanoi Technology University,
• Hanoi Univ. of Science and Tech,
• Hanoi University of Science and Technology,
• Hanoi University of Sci. and Tech,
• Hanoi University of Science & Technology,
• Hanoi University of Science Technology,
• Hanoi University of Technology.
2 ĐH Thương mại • Thuong Mai University,
• Thuongmai University,
• University of Commerce Hanoi,
• University of Commerce,
• Vietnam Commercial University,
• Vietnam University of Commerce.
3 ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội • College of Science, Vietnam National University Hanoi,
• College of Science Viêt Nam National University, Hà Nôi,
• VNU University of Science, Vietnam National University,
• Department of Chemical and Environmental Engineering, Viet Nam National University,
• Faculty of Biological Sciences, Vietnam National University in Hanoi, 334 Nguyen Trai,
• VNU University of Science,
• Department of Mathematics, Mechanics and Informatics, Hanoi National University,
• Department of Mathematics, Mechanics and Informatics, Vietnam National University,
• Vietnam National University of Science,
• College of Science, Ha Noi National University,
• Ha Noi University of Science,
• Hanoi University of Science,
• Ha Noi University of Sciences, Vietnam National University,
• Hanoi University of Science, VNU,
• Hanoi-VNU University of Science, Vietnam National University,
• College of Natural Sciences, Vietnam National University,
• University of Science-VNU, Hanoi,
• V N U University of Science, Vietnam National University,
• Vietnam National University - University of Science,
• VNU Hanoi University of Science,
• VNU-Hanoi University of Science,
• VNU-University of Sciences.
4 ĐH Sư phạm Đà Nẵng • Da Nang University of Education,
• College of Education, Danang University,
• Da Nang University of Education, the University of Da Nang,
• Danang University of Education,
• Danang University of Education, Danang University,
• Department of Mathematics, Da Nang University,
• Department of Mathematics, Danang University,
• The University Danang - University of Education,
• University of Danang - University of Education,
• University of Education - Danang University,
• College of Education, The University of Da Nang.
5 ĐH Kinh tế Quốc dân • National Economic University,
• National Economics University (NEU),
• Université Nationale d’Économie de Hanoi,
• Vietnam & National Economics University,
6 ĐH Thủy lợi • Thuy Loi Univ.,
• Thuy Loi University,
• Thuyloi Univ.,
• Water Resource University, 175 Tay Son
• Water Resources University, 175 Tay Son.
Đứng ở góc độ đo lường khoa học, hay rộng hơn là xếp hạng đại học, nếu các trường không tự chấn chỉnh vấn đề trên,việc tìm kiếm bài báo của các trường trên Web of Science hay Scopus sẽ cho kết quả thiếu chính xác. Điều này vô cùng nguy hại, bởi một khi các trường đã tham gia xếp hạng, các tổ chức như THE hay QS có thể sẽ đánh giá không chính xác năng lực nghiên cứu của các trường vì có quá nhiều tên gọi.Và lẽ hiển nhiên là kết quả xếp hạng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
P.V
DTU Research Infometa Group
[You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Wed Aug 28, 2019 11:38 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

'Hot boy' đạt 26,9/30 điểm NV1 vào ĐH Duy Tân ngành Công nghệ phần mềm
Trong kỳ thi THPT năm 2019, thí sinh Trần Phan Quang Đức đến từ vùng đất võ Bình Định đã đạt điểm số rất cao: 26,9/30 điểm, trong đó môn Toán đạt 9,4 và Vật lí đạt 9 điểm. Đăng ký xét tuyển NV1 vào trường Đại học (ĐH) Duy Tân, Quang Đức đã nhận được Học bổng Toàn phần chuyên ngành Công nghệ Phần mềm, thuộc Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ.

Nỗ lực học tập để đáp đền công ơn ba mẹ

Ngay từ khi còn nhỏ, Quang Đức đã bộc lộ năng khiếu vượt trội đối với các môn Khoa học Tự nhiên. Đến khi là học sinh của trường THPT Nguyễn Hồng Đạo, Phù Cát, Bình Định, Quang Đức luôn là một học sinh tiêu biểu của trường khi nhiều năm liền là học sinh Giỏi và từng đạt giải Nhất cuộc thi Violympic môn Vật lý cấp tỉnh năm học lớp 10. Với số điểm 26,9/30 đạt được trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Quang Đức cũng chính là thí sinh có điểm tốt nghiệp khối A cao nhất trường THPT Nguyễn Hồng Đạo.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Trần Phan Quang Đức - Tân sinh viên trường ĐH Duy Tân.


Quang Đức chia sẻ: “Ba mẹ em đều có thu nhập không cao. Mẹ làm nghề thợ may có rất ít việc nên cuộc sống gia đình lúc nào cũng chật vật, thiếu trước hụt sau. Cả nhà chi tiêu rất tiết kiệm vì còn phải dành tiền chữa bệnh cho anh trai. Vì hoàn cảnh gia đình như thế nên em hiểu rằng học tập chính là con đường giúp em may ra sẽ có được một tương lai tươi sáng, có thể tự lo cho bản thân và phụ đỡ cho mẹ phần nào. Bởi vậy, em luôn tự nhắc mình phải luôn chăm chỉ, không ngừng phấn đấu, và học tập thật tốt”.

Bí quyết để học tốt tất cả các môn của Quang Đức là lập cho mình một thời gian biểu và một kế hoạch học tập khoa học. Mỗi buổi lên lớp, em đều chăm chú lắng nghe bài giảng để tiếp thu nội dung bài học và không ngần ngại hỏi lại thầy cô những gì mình còn băn khoăn, chưa hiểu. Về nhà, Quang Đức tổng hợp lại kiến thức đã học theo cấu trúc đơn giản nhất để ghi nhớ thật lâu, đồng thời, dành thời gian lên mạng Internet để sưu tầm thêm nhiều bài tập hay và tự tìm cách giải.

Trong các môn học, Quang Đức đặc biệt say mê đối với môn Tin học. “Đã có những lúc em tò mò và tự tìm hiểu xem các phần mềm thông dụng trên máy tính được lập trình như thế nào? Sử dụng những thuật toán nào? ... Có rất nhiều kiến thức mới lạ và hành trình ‘chinh phục’ đỉnh cao tri thức chưa bao giờ là dễ dàng nhưng em tin chỉ cần mình có đam mê cùng sự nỗ lực thì sẽ thành công”, Quang Đức cho biết.

Chọn ĐH Duy Tân để thực hiện ước mơ trở thành Kỹ sư IT
Với điểm số khá cao đã đạt được trong kỳ thi THPT Quốc gia, Quang Đức có rất nhiều sự lựa chọn để vào đại học. Thế nhưng, chàng trai ấy đã quyết định chọn ĐH Duy Tân làm bến đỗ cho ước mơ trở thành Kỹ sư IT của mình. “Lúc đầu, gia đình có hướng cho em học ngành Y ở một trường đại học khác nhưng ước mơ của em là được làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Em đã thuyết phục gia đình và đề nghị mẹ cùng lên mạng Internet tìm hiểu thật kỹ về trường ĐH Duy Tân cũng như tham khảo các anh chị khóa trước đã từng học tại trường trước khi quyết định. Và những thông tin tìm hiểu được về trường đã hoàn toàn thuyết phục mẹ em”, Quang Đức tâm sự.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Quang Đức (ngoài cùng bên trái) luôn tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường lớp.
Xét tuyển vào ĐH Duy Tân, Quang Đức đã chọn chuyên ngành Công nghệ Phần mềm Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ có hợp tác với ĐH Troy. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, Quang Đức rất vui khi biết tin mình nhận được Học bổng Toàn phần của trường ĐH Duy Tân: “Học bổng này có ý nghĩ đặc biệt đối với em và gia đình. Đây không chỉ là động lực để em tiếp tục nỗ lực học tập và rèn luyện khi trở thành sinh viên Duy Tân mà còn giúp giảm đi gánh nặng về học phí cho gia đình”.

Các bạn có thể xem thêm thông tin đào tạo ngành Công nghệ Phần mềm tại đây: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Đào tạo Quốc tế, Du học Tại chỗ

Thông tin học phí các chương trình đào tạo tại Đại học Duy Tân

TÊN CHƯƠNG TRÌNH MỨC HỌC PHÍ/ 1 HỌC KỲ
Chương trình thường (trừ Dược & Bác sĩ) 8,8 triệu
Chương trình Tiên tiến & Quốc tế 9,6 triệu đến 12,6 triệu
Chương trình Tài năng (giảm 20% học phí suốt khóa học) 8,8 triệu
Chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ 29,3 triệu
Chương trình Liên kết Du học (Mỹ, Anh, Canada) 22 triệu
Chương trình hợp tác Việt - Nhật 10,3 triệu
*Ghi chú: mỗi năm đào tạo 2 học kỳ


Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân: 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391.

Website: [You must be registered and logged in to see this link.]

Email: [You must be registered and logged in to see this link.]

PV
[You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết