Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Fri Dec 25, 2020 9:25 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Sinh viên Duy Tân giành giải Ba cuộc thi SV với An toàn thông tin ASEAN 2020
Chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” diễn ra ngày 28.11 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội, đã ghi nhận năng lực thi đấu ATTT nổi trội của sinh viên các trường đại học toàn quốc.
Là đại diện duy nhất của Đà Nẵng và khu vực miền Trung lọt vào vòng Chung khảo, đội tuyển ISIT-DTU1 đến từ trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành giải Ba chung cuộc.

“Sinh viên với An toàn thông tin (ATTT) ASEAN 2020” là cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Cục An toàn thông tin tổ chức. Sau khi vòng thi Sơ khảo diễn ra đồng thời ở khu vực miền Bắc và miền Nam vào ngày 31.10.2020, 10 đội Việt Nam cùng 6 đội thi đến từ các quốc gia thuộc khu vực ASEAN gồm:

- Malaysia,
- Myanmar,
- Singapore,
- Indonesia,
- Brunei, và
- Lào.

đã được lựa chọn tham gia tranh tài tại Vòng Chung kết toàn quốc. Đây là năm thứ 13 cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin được tổ chức tại VN, và cũng là năm thứ 2 có sự tham gia của các đội thi đến từ các nước trong khu vực ASEAN. Do đó, mức độ “cam go” của cuộc thi ngày càng tăng cao, bởi các đối thủ đều rất xuất sắc và có chiến lược thi đấu khác biệt và sáng tạo.
Sinh viên Duy Tân giành giải Ba cuộc thi SV với An toàn thông tin ASEAN 2020 Giaiba-28
Đội tuyển ISIT-DTU1 của trường ĐH Duy Tân giành giải Ba tại cuộc thi

Tại vòng Chung khảo, các đội tuyển tham gia thi đấu trong vòng 8 giờ. Đề thi được xây dựng theo cách thức đối kháng (tấn công và phòng thủ trực tiếp) với luật chơi dựa trên thể thức King of the Hill (KOTH) và Attack Defense (AD). Nhiệm vụ của mỗi đội là phải đánh chiếm các vùng đất (châu lục) thông qua khai thác lỗi của dịch vụ và “submit flag” (cắm cờ điểm cao) tương ứng trong mỗi hiệp. Đồng thời, các đội phải bảo vệ các vùng đất đang chiếm đóng thông qua việc vá các lỗ hổng bảo mật của dịch vụ. Đặc biệt, cờ của vùng đất sẽ được thay đổi vào đầu của mỗi hiệp đấu và các dịch vụ được thiết kế với nhiều lỗ hổng bảo mật khác nhau.

Trực tiếp hướng dẫn đội tuyển tham dự vòng Chung khảo, thầy Nguyễn Kim Tuấn -Q.Trưởng khoa Kỹ thuật Mạng và Truyền thông, Trường Khoa học Máy tính thuộc trường ĐH Duy Tân cho biết: “Đề thi ở vòng Chung khảo nâng cấp mức độ khó càng cao, tạo sức ép lên các đội chơi, đòi hỏi sinh viên phải vận dụng linh hoạt kiến thức, khả năng tư duy nhạy bén, nắm vững kỹ năng thực hành và đặc biệt họ phải là những ‘pentester’ tiềm năng. Hiện nay, nhiều trường đại học chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về an toàn, an ninh thông tin. Vì vậy, các đội tuyển tham dự đều có năng lực đồng đều và chiến lược cạnh tranh khá độc đáo”.

Sau nhiều giờ đồng hồ tranh tài quyết liệt, đội tuyển ISIT-DTU1 của trường ĐH Duy Tân đã xuất sắc đạt 1.400 điểm, vượt qua:

- ĐH Bách khoa Hà Nội,
- Học viện Kỹ thuật Quân sự,
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TP.HCM, và
- Các đội tuyển đến từ Singapore, Indonesia, Malaysia…

để giành giải Ba chung cuộc. Ngôi vị quán quân năm nay thuộc về đội HCMUS.Twice (trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM). Hai giải Nhì lần lượt thuộc về đội NotEfiens (trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) và đội AmongUs (trường ĐH FPT Hà Nội). Đồng giải Ba còn có các đội:

- MSEC_ADC (Học viện Kỹ thuật Quân sự),
- Pawsitive (trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội), và
- PTIT.1nfern0 (Học viện Công nghệ Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội).

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 5 giải Khuyến khích cho 2 đội Việt Nam là Nupakachi (ĐH Bách khoa Hà Nội) và SMSEC_SUPPORT (Học viện Kỹ thuật Quân sự) và 3 đội đến từ các nước ASEAN khác là SMU Whitehat Society (Singapore), Elite 1 (Indonesia) và Cyber X (Malaysia).

Trở về từ cuộc thi, sinh viên Trần Kỳ Sơn - thành viên của đội tuyển ISIT-DTU1 chia sẻ: “Các đội đối thủ ở vòng Chung khảo năm nay rất mạnh và luôn tiềm ẩn những nhân tố tạo sự bất ngờ và bứt phá. Do đó, cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn Thông tin ASEAN 2020’ không chỉ mang đến một sân chơi bổ ích và lành mạnh mà còn mở ra nhiều cơ hội để chúng em có thể cọ xát, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhiều kỹ năng cần thiết về phát hiện các lỗ hổng, bảo mật thông tin và duy trì tính liên tục của hệ thống mạng trước các đợt tấn công từ bên ngoài. Khi nhận được giải Ba chung cuộc, cả đội đều rất vui mừng và thực sự cảm ơn thầy Nguyễn Kim Tuấn đã luôn nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ cho chúng em”.

ĐẠI HỌC DUY TÂN

- 1 trong 500 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2020 theo QS Ranking.
- Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
- Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.

(Nguồn: thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-giai-ba-cuoc-thi-sv-voi-an-toan-thong-tin-asean-2020-1313683.html)

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Sat Dec 26, 2020 6:19 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Thầy Hiệu trưởng truyền cảm hứng cho sinh viên: Vì sao học Đại học?
GDVN- Học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu, còn giảng đường đại học không phải là ngôi trường cuối cùng bạn đến.
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với sinh viên trong buổi giao lưu về “Bí quyết thành công khi học ở Đại học” được tổ chức mới đây.

Học đại học có phải là lần cuối bạn đến trường?

Buổi nói chuyện của Tiến sĩ Bảo đã thu hút rất đông sinh viên, giảng viên đến tham dự, cùng chia sẻ những kinh nghiệm về “cách học” ở môi trường Đại học.
Sinh viên Duy Tân giành giải Ba cuộc thi SV với An toàn thông tin ASEAN 2020 Gdvn-tiensibao-giaoduc-net-vn-6191
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân trò chuyện với sinh viên về cách học ở môi trường Đại học. Ảnh: AN

Đây đều là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các tân sinh viên có thể “bám trụ” lại môi trường đại học khắc nghiệt, qua đó phát triển năng lực bản thân trong môi trường mới.

Từng tốt nghiệp thủ khoa Đại học ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Bang New York và thủ khoa Thạc sĩ ngành Hệ thống Thông tin tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ);

Những trải nghiệm của vị Hiệu trưởng trẻ tuổi được xem là “chìa khóa” để sinh viên hướng đến một con đường mới.
Như mong muốn lớn nhất của thầy là giúp các bạn xác định rõ ràng mục tiêu học tập và con đường thành công.

Mở đầu câu chuyện, vị Hiệu trưởng đặt vấn đề: “Học đại học có phải là lần cuối cùng các bạn đến trường hay không?”

“Đối với một số người, kết thúc chặng đường đại học sẽ là lần cuối cùng các bạn đến trường, nhưng cũng có nhiều bạn sẽ học nâng cao trình độ lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Bên cạnh đó, khi các bạn bước chân vào đời, trường đời chính là một loại trường học nữa. Do vậy, học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu”, thầy Bảo nói.

Nên học đại học cũng chỉ là một chặng mở đầu cho “đoạn đua marathon” khốc liệt sau này.

Trong buổi trò chuyện, thầy Bảo đã chỉ ra sự khác biệt giữa học ở đại học và học trung học.

“Ở đại học ngày nay, sinh viên sẽ học theo tín chỉ, bài giảng dựa trên giáo trình và khối lượng kiến thức rất lớn, đòi hỏi các bạn phải tham khảo nhiều nguồn tư liệu.

Sinh viên cũng phải tự ôn thi và chủ động tiếp cận giảng viên hoặc cố vấn học tập để được giải đáp những thắc mắc trong quá trình học.

Vì vậy, xác định động lực học và đặt ra kỷ luật ‘sắt’ trong thói quen tự học là điều rất quan trọng đối với sinh viên khi học tập ở môi trường đại học”, thầy chia sẻ thêm.

Qua những câu chuyện sinh động, thầy hiệu trưởng còn khơi gợi cảm hứng tham gia các hoạt động cộng đồng cho sinh viên, chia sẻ cách thức quản lý thời gian sao cho hiệu quả trong học tập và sinh hoạt.

“Vì sao học đại học”?

Quan trọng nhất với một sinh viên là xác lập động lực “Vì sao học Đại học?” để từ đó lên kế hoạch một cách khoa học.
Sinh viên Duy Tân giành giải Ba cuộc thi SV với An toàn thông tin ASEAN 2020 Gdvn-buoinoichuyen-giaoduc-net-vn-6213
Các bạn sinh viên cần mạnh dạn dám nghĩ, dám làm. Ảnh: AN

“Sinh viên cần xác định động lực học vì tương lai bản thân, vì niềm tin của gia đình, và quyết định lựa chọn ngành học vì chính mình.

Mỗi bạn phải tự cân đối giữa các nhu cầu ăn, học và ngủ, đồng thời, cần đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch dài hạn với ít nhiều tham vọng.

Tôi luôn luôn mong các bạn có tham vọng, miễn sao tham vọng của các bạn đi đúng hướng, tham vọng để đạt được những thành tích tốt trong học tập và làm những điều có ích cho xã hội.

Điều này ít nhiều cũng sẽ giúp trả lời cho câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng ta nên xin việc hay khởi nghiệp? Điều đó còn tuỳ theo tham vọng và năng lực của mỗi người”, thầy Bảo nói.

Thầy Hiệu trưởng cũng khuyên các bạn sinh viên cần định hướng đúng đắn về mục tiêu học tập, định hướng nghề nghiệp, và nung nấu các ý tưởng để bắt tay vào con đường khởi nghiệp ở một thời điểm nào đó trong tương lai, nếu điều kiện cho phép.

Có thể soi chiếu từ các tấm gương sáng là những thế hệ sinh viên đã đạt các giải thưởng danh giá hay các cựu sinh viên đã khởi nghiệp thành công với số vốn lên đến hàng triệu đô.

“Điều tôi mong muốn nhất ở các bạn là sự nỗ lực, phấn đấu hết mình, dám nghĩ dám làm.

Không sợ hãi hay chùn bước trước thất bại, bởi đằng sau mỗi thất bại là một lần các bạn được khai sáng để đứng dậy tiếp tục tiến lên với vốn kinh nghiệm nhiều hơn”, thầy Bảo chia sẻ.

AN NGUYÊN
Nguồn: giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thay-hieu-truong-truyen-cam-hung-cho-sinh-vien-vi-sao-hoc-dai-hoc-post213847.gd

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết