Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Mon Jan 25, 2021 7:33 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

'Đà Nẵng cần xây kè ngầm và nuôi bãi để bảo vệ đường bờ chống sạt lở ven biển'
TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Môi trường và Công nghệ hóa, Đại học Duy Tân cho rằng, nguyên nhân chính khiến bờ biển TP. Đà Nẵng bị sạt lở và mất dần là do tình trạng khai thác nước ngầm quá mức tại ven biển. Vì vậy, thành phố cần xây kè ngầm và nuôi bãi để bảo vệ đường bờ.
Như đã thông tin, sau khi khắc phục xong các điểm sạt lở do cơn bão số 13 gây ra, tình trạng sạt lở bờ biển vẫn tiếp tục diễn tại nhiều điểm ven biển TP. Đà Nẵng.

Theo Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà, sóng biển xâm thực sâu và đánh vào các vùng đất, gây sạt lở. Do tình hình xâm thực diễn ra mạnh mẽ, nhiều công trình ven biển TP. Đà Nẵng lộ nguyên phần móng.

Tại điểm sạt lở biển Mỹ Khê (quận Ngũ Hành Sơn), phần mặt đất biển đến mặt đất vỉa hè ước tính có độ cao từ 1-2m. Trước tình trạng sạt lở bờ biển diễn biến phức tạp, các hộ kinh doanh ven biển phải liên tục di dời bàn ghế, chòi nghỉ mát vào khu vực an toàn.

Sau đó, Sở TN&MT Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra thực tế và ghi nhận có 6 khu vực bị xói lở, cụ thể: Khu vực bãi biển đối diện ngã ba đường Hồ Thấu với Võ Nguyên Giáp; khu vực bãi biển phía sau dãy nhà hàng Phước Mỹ 2 đến nhà hàng Mỹ Hạnh; khu vực bãi biển từ ngã ba Võ Văn Kiệt đến trước Khách sạn Grand Tourane; khu vực bãi biển từ Bãi tắm số 9 đến trước khách sạn Mường Thanh; Khu vực bãi biển Ngã ba Võ Nguyên Giáp - Hoàng Kế Viêm (trước Khách sạn Holiday); Khu vực bãi tắm Sơn Thủy. Hiện tượng này cũng đã xuất hiện trong các năm 2017 và 2018 và tiếp tục trong thời gian từ cuối tháng 12/2020 đến đầu tháng 1/2021.

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Môi trường và Công nghệ hóa, Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng).

Thời gian gần đây, tình trạng sạt lở ven biển TP. Đà Nẵng có sự diễn biến phức tạp, nhất là sau cơn bão số 10 vừa qua. Bà cho biết đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó?

TS. Nguyễn Thị Minh Phương: Theo nguyên cứu của tôi, nguyên nhân chính khiến bờ biển TP. Đà Nẵng bị sạt lở và mất dần là do tình trạng khai thác nước ngầm quá mức tại ven biển.

Nước ngầm bị khai thác quá mức làm suy yếu cấu trúc của tầng chứa nước, khiến bề mặt bị sụt lún. Nếu sự sụt lún này xuất hiện tại giao diện giữa biển và bờ sẽ dẫn đến sự tăng cường hoạt động của sóng và hậu quả là quá trình sạt lở sẽ diễn ra

Khi tôi nói điều này, nhiều ý kiến cho rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên năm nay các khách sạn ven biển hầu như không hoạt động, do đó hoạt động khai thác nước ngầm giảm đi rất nhiều, cộng với mưa lớn kéo dài nên tầng nước ngầm đã phục hồi nhiều, tại sao hiện tượng sạt lở vẫn diễn ra? Tôi xin phản hồi rằng tuy năm nay mưa nhiều và hoạt động khai thác nước ngầm tại đây ít hơn mọi năm, nhưng khu vực ven biển Đà Nẵng là nơi có tỷ lệ bê tông hóa quá cao, do đó tầng nước ngầm bị cản trở, phục hồi vô cùng chậm.

Trong tài liệu giảng dạy môn Quản lý tài nguyên nước của Khoa Môi trường và Công nghệ hóa, Đại học Duy Tân cũng cho thấy trước đây chỉ cần đào sâu xuống đất ven biển Đà Nẵng 1-2 m là đã thấy nước ngầm. Tuy nhiên, hiện nay nước ngầm tại đây đang cạn dần.

Ba năm trước đây tôi đã cảnh báo việc sạt lở sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của tuyến đường Võ Nguyên Giáp, nhưng có vẻ như những cảnh báo này không nhận được sự quan tâm đúng mức.

Trước những nguyên nhân trên, bà có đề xuất giải pháp nào giúp TP. Đà Nẵng khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển?

TS. Nguyễn Thị Minh Phương: Về vấn đề khắc phục, thành phố phải có một bộ giải pháp tổng thể bao gồm: xử lý triệt để nguyên nhân gây sạt lở (dừng ngay các hoạt động làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, hạn chế tối đa bê tông hóa ven biển cho đến khi nguồn nước phục hồi), xây kè ngầm và nuôi bãi để bảo vệ đường bờ.

Thưa bà, tại sao TP. Đà Nẵng phải xây kè ngầm, nuôi bãi để bảo vệ đường bờ thay vì xây dựng các công trình kè ven biển khác?

TS. Nguyễn Thị Minh Phương: Năng lượng sóng đánh vào bờ rất mạnh, nền trầm tích khu vực là bở rời, nên các tuyến kè ven bờ nếu được xây dựng, dù cứng hay mềm cũng sẽ khó có thể trụ nổi. Giải pháp ở đây nên là kè ngầm xa bờ để trước tiên làm giảm năng lượng của sóng - vốn chưa mạnh khi còn xa bờ và sau đó là tạo điều kiện để bãi cát phát triển lại.

Việc xây dựng kè ngầm như thế nào nên dựa trên cơ sở các dữ liệu thực tế về địa hình đáy, sóng, dòng chảy và lượng bùn cát.

Tôi đã quan sát các khối bê tông 4 chấu ở khu vực Biển Tình của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Khi sóng vỗ vào khối bê tông này, nước sẽ tỏa ra theo cạnh của các chấu bê tông, nhờ đó năng lượng sóng bị phân tán và giảm đi rất nhiều. Việc xây dựng kè ngầm với các khối bê tông như thế này theo tôi là một gợi ý tốt. Khi năng lượng của sóng yếu thì bãi cát chắc chắn sẽ phát triển trở lại – nếu nguồn cung trầm tích ổn định.

Xin cảm ơn bà!
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Tue Jan 26, 2021 4:02 am

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải thưởng tại Olympic Tin học SV VN lần thứ 29
Tham gia vào sân chơi trí tuệ đẳng cấp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, sinh viên trường Đại học (ĐH) Duy tân đã và đang khẳng định được năng lực thi đấu bền bỉ đầy hiệu quả trước các đối thủ “nặng ký” trên toàn quốc.
Điển hình là tại Kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 29 diễn ra từ ngày 8 - 11.122020 tại Trường ĐH Cần Thơ, sinh viên Duy Tân đã xuất sắc giành được 1 giải Nhì Procon, 2 giải Nhì không chuyên tin, và 2 giải Khuyến khích chuyên tin, khẳng định lần nữa về thế mạnh trong đào tạo Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính của nhà trường.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Thầy Nguyễn Quốc Long (ngoài cùng bên trái) và thầy Huỳnh Bá Diệu (ngoài cùng bên phải) cùng 2 sinh viên giành giải Nhì khối thi Cá nhân không chuyên tin học

Kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 29 và Kỳ thi Lập trình sinh viên Quốc tế ICPC Asia Cần Thơ 2020 do Bộ Giáo dục - Đào tạo, Hội Tin học Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm thúc đẩy phong trào học tập và bồi dưỡng các tài năng Tin học trẻ. Kỳ thi năm nay quy tụ hơn 700 sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin và Khoa học Máy tính đến từ 64 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc và các nước thuộc khu vực châu Á.
Năm nay, Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam tổ chức 6 khối thi, bao gồm:
- Khối thi Cá nhân siêu CUP OLP,
- Khối thi Cá nhân chuyên tin học,
- Khối thi Cá nhân không chuyên tin học,
- Khối thi Cá nhân cho các trường cao đẳng,
- Khối thi Phần mềm mã nguồn mở và
- Khối thi Lập trình đối kháng Procon Việt Nam.
Tham dự kỳ thi năm nay, ĐH Duy Tân có 8 sinh viên tham gia thi đấu ở nhiều hạng mục. Với tinh thần nỗ lực, cố gắng của cả thầy và trò, sinh viên Duy Tân đã mang về nhiều thành tích cao ở khối thi Chuyên tin học, Không chuyên tin học và Lập trình đối kháng Procon Việt Nam.

Dẫn dắt sinh viên tham dự Kỳ thi, ThS Nguyễn Quốc Long - Giảng viên khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân chia sẻ: “Kỳ thi này là cơ hội để các bạn sinh viên đam mê Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính tại Việt Nam và châu Á, cùng tranh tài thông qua việc giải quyết các bài toán trên máy tính. Đề thi Olympic Tin học, Procon hay ACM/ICPC đều có những thay đổi mới lạ và nâng cấp mức độ khó, tạo sức ép rất lớn lên các đội chơi. Do đó, sinh viên phải vận dụng linh hoạt kiến thức, khả năng tư duy nhạy bén cũng như nắm vững các kỹ năng thực hành”.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Đội tuyển Duy Tan NBT_Ex giành giải Nhì tại Khối thi Lập trình đối kháng Procon Việt Nam

Sau nhiều ngày thi đấu, sinh viên ĐH Duy Tân đã giành nhiều giải thưởng:
• 1 giải Nhì ở Khối thi Lập trình đối kháng Procon Việt Nam thuộc về đội tuyển Duy Tan NBT_Ex,
• 2 giải Nhì ở khối thi cá nhân không chuyên tin học nhờ vào thành tích “đáng nể” của bạn Nguyễn Ngọc Hùng với 160 điểm và Trương Quốc Thuần với 152,5 điểm,
• 2 giải Khuyến khích ở khối thi cá nhân chuyên tin học, bạn Nguyễn Hồng Lịch và Bùi Đức Huy.
Được biết, kỳ thi Lập trình Sinh viên quốc tế ICPC khu vực châu Á cũng được tổ chức trước đó với 400 đội thi đến từ các trường đại học trong nước. Đội tuyển Duy Tan SNMB của ĐH Duy Tân cũng đã tham gia tranh tài Kỳ thi Lập trình viên sinh viên quốc tế ICPC khu vực miền Trung và đạt 1 giải Nhì. Đến ngày 15.11.2020, đội tuyển giành giải Khuyến khích ở vòng thi ICPC cấp Quốc gia.
Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận được giải thưởng cao tại Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 29, bạn Nguyễn Hồng Lịch - trưởng nhóm Duy Tan NBT_Ex, ĐH Duy Tân bày tỏ: “Em cảm thấy rất vui mừng vì toàn đội đã cố gắng hết sức để mang về nhiều giải thưởng lớn. Mỗi đội tham gia cuộc thi đều rất mạnh và có những lối chơi riêng nhưng không vì vậy mà các thành viên trong nhóm ngừng cố gắng. Do vậy, để có được thành tích như ngày hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực ôn luyện hăng say của toàn đội, em chân thành cảm ơn sự huấn luyện, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của thầy Nguyễn Quốc Long và Huỳnh Bá Diệu cùng sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân”.
ĐẠI HỌC DUY TÂN

- 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.

- Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.

- Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1.659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.

- Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.

- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
Nguồn: thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-nhieu-giai-thuong-tai-olympic-tin-hoc-sv-vn-lan-thu-29-1322932.html

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết