Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Mon Jan 25, 2021 8:20 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Trung tâm CEE chạy Thử nghiệm iRobt - Robot Hướng dẫn Hành khách đi Máy bay
Chiều ngày 23/12/2020, Trung tâm Điện - Điện tử (CEE) của Đại học Duy Tân đã đưa iRobt - Robot hướng dẫn hành khách đi máy bay đến chạy thử nghiệm tại Sân bay Đà Nẵng. iRobt cũng chính là một trong những dự án nghiên cứu khoa học được triển khai trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa Đại học Duy Tân với Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
[You must be registered and logged in to see this image.]
iRobt - Robot hướng dẫn hành khách đi máy bay được đặt và chạy thử nghiệm tại Sân bay Đà Nẵng

iRobt - Robot Hướng dẫn hành khách đi máy bay được nghiên cứu và chế tạo bởi Trung tâm CEE nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách ở các sân bay, giảm thiểu được áp lực công việc cho nhân viên ở sân bay khi số lượng hành khách ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ cung cấp các thông tin liên quan đến chuyến bay cùng những thông tin cần thiết khác cho hành khách đi máy bay một cách tiện lợi và nhanh chóng. “Thời gian gần đây, các cảng hàng không của Việt Nam đã triển khai các dự án thiết kế và chế tạo robot phục vụ cho các nhu cầu ở các sân bay Việt Nam. Đã có một số loại robot được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, tuy nhiên vấn đề được đặt ra đó là những robot đó có giá thành khá cao và chưa hỗ trợ tốt ngôn ngữ Tiếng Việt, bên cạnh đó khả năng di chuyển và định vị trong nhà ga cũng chưa được giải quyết hoàn chỉnh. Bởi vậy, với iRobt - chúng tôi mong muốn sẽ góp phần cải thiện được những vấn đề mà các sân bay đang gặp phải, đồng thời giải quyết được những ‘bài toán’ mà các dự án nghiên cứu robot khác còn vướng mắc.”, ThS. Trần Lê Thăng Đồng - Phó Giám đốc Trung tâm CEE cho biết.

Với phần khung vỏ được chế tạo bằng vật liệu nhựa composite, iRobt đảm bảo độ cứng và bền theo thời gian. iRobt được trang bị các công nghệ nhận dạng giọng nói tiếng Việt, tiếng Anh kết hợp với các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Trang bị công nghệ xử lý và lọc tiếng ồn ở nơi công cộng giúp robot có thể nghe được các câu hỏi của hành khách trong môi trường nhiều tiếng ồn gây nhiễu; Trang bị công nghệ xử lý ảnh nhận dạng mã QR code để nhận dạng thông tin trên thẻ boarding pass sau đó cung cấp các thông tin có liên quan đến chuyến bay cho hành khách và sử dụng trong nhận dạng và định vị các vị trí trong khu vực nhà ga khi di chuyển dẫn đường cho hành khách… Tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại như vậy nên iRobt có thể:

- Giao tiếp qua giọng nói bằng tiếng Việt và tiếng Anh để hướng dẫn, cung cấp thông tin theo yêu cầu của hành khách theo kịch bản định sẵn với thông tin đầu vào từ các nguồn: giọng nói, lựa chọn trên màn hình chạm của robot, đầu đọc thẻ lên máy bay (boarding pass) của robot... (Giai đoạn nghiên cứu 1)
- Cung cấp công cụ phản ánh hiện trường của hành khách đối với chất lượng dịch vụ của cảng hàng không. (Giai đoạn nghiên cứu 2)
- Có khả năng di chuyển theo quỹ đạo định sẵn và dẫn đường cho hành khách đến các vị trí lựa chọn. (Giai đoạn nghiên cứu 2)
- Có chức năng để thay thế kios Check-in (option cho tương lai - Giai đoạn nghiên cứu 3).
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cán bộ Trung tâm CEE và Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng chụp hình lưu niệm cùng iRobt

Tính đến thời điểm được đưa vào chạy thử nghiệm tại Sân bay Đà Nẵng, iRobt đã được Trung tâm CEE nghiên cứu phát triển các giải thuật điều khiển động cơ và kiểm soát hành trình di chuyển trên mặt phẳng; Phát triển phần mềm nhận dạng tiếng nói tiếng Việt, xử lý ngôn ngữ tự nhiên để giao tiếp bằng tiếng việt với hành khách; Phát triển phần mềm với giao diện người dùng thân thiện cho phép hành khách tương tác trực tiếp với robot bằng màn hình cảm ứng với các tính năng:

- Hiển thị thông tin lịch trình bay trong ngày,
- Hiển thị bản đồ nhà ga,
- Hướng dẫn tìm kiếm quán ăn, quán cafe, cửa hàng mua sắm,
- Thông báo vật phẩm bị cấm mang lên máy bay,
- Cung cấp dịch vụ chụp hình hành khách và gởi email,
- Hiển thị các thông tin hướng dẫn, chỉ dẫn vị trí, địa điểm và thông tin quy định nhà ga, quy định đi máy bay dựa trên các câu hỏi của hành khách.

Hiện tại, iRobt được đặt và chạy thử nghiệm tại tại Sân bay Đà Nẵng trong vòng 2 tháng. Sau đó, dựa trên những dữ liệu robot thu thập được trong suốt thời gian thử nghiệm, Trung tâm CEE sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo để có thể đưa iRobt vào hoạt động chính thức.

(Truyền Thông)
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Tue Jan 26, 2021 3:49 am

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Từ cậu học trò 'nhà quê' thành nhà khoa học trẻ xuất sắc
Sinh ra ở một vùng quê khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam, tiến sĩ Hồ Thanh Tâm từng đi làm vườn thuê để lấy tiền ăn học. Giờ đây, anh đã trở thành một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm làm việc tại phòng thí nghiệm
ẢNH: NVCC
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm (31 tuổi) là một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc vừa được nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 do T.Ư Đoàn và Bộ Khoa học - Công nghệ chủ trì tổ chức để tôn vinh các tài năng trẻ trong khoa học.
Trước đó, anh đã đạt được nhiều giải thưởng khoa học tại các hội nghị quốc tế ở Mỹ và Hàn Quốc. Anh cũng là nhà khoa học trẻ quyết định từ nước ngoài trở về VN làm việc, để cống hiến cho quê hương. Hiện anh đang công tác tại Viện Sáng kiến sức khỏe toàn cầu, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng).
Từng làm thuê để theo đuổi khoa học
Chia sẻ về con đường đến với khoa học, anh Tâm cho biết anh sinh ra ở xã Bình Sa, là một xã bãi ngang của H.Thăng Bình (Quảng Nam). Ba mẹ anh làm nông nghiệp, lại nuôi 5 anh em ăn học, nên kinh tế lúc bấy giờ rất khó khăn.
Chúng tôi lớn lên với một tuổi thơ lam lũ, có lúc phải ăn cơm độn ngô, độn sắn. Do đó, tôi luôn tâm niệm là phải phấn đấu học tập để vươn lên, đầu tiên là để giúp gia đình, quê hương thoát nghèo, và sau đó là thực hiện hoài bão của mình

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm

“Chúng tôi lớn lên với một tuổi thơ lam lũ, có lúc phải ăn cơm độn ngô, độn sắn. Do đó, tôi luôn tâm niệm là phải phấn đấu học tập để vươn lên, đầu tiên là để giúp gia đình, quê hương thoát nghèo, và sau đó là thực hiện hoài bão của mình”, anh Tâm chia sẻ.
Anh thi đỗ ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Đà Lạt. Vì đam mê nghiên cứu, anh tiếp tục học cao học cũng tại trường này. Nhưng khi đó cha mẹ đã già yếu, không đủ sức nuôi anh ăn học, chỉ có thể động viên anh cố gắng học hành. Vì vậy, gia đình người anh trai đã cố gắng chu cấp để Tâm theo đuổi ước mơ của mình. Thương mọi người vất vả, anh đi trồng rau, trồng hoa thuê ở các nhà vườn của Đà Lạt để vừa có thu nhập trang trải cuộc sống, vừa có thêm kinh nghiệm thực tế.
“May mắn tôi được sự hướng dẫn và làm việc cùng GS-TS Dương Tấn Nhựt (Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên), người đã khơi dậy niềm đam mê đến với khoa học và là người hướng dẫn, định hướng nghiên cứu khi bước đầu đến với khoa học. Cùng với sự hướng dẫn của GS-TS Nhựt, tôi đã tham gia vào các dự án nhân giống vô tính và bảo tồn cây sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu vô cùng quý hiếm của VN. Sau đó, thầy cũng là người giới thiệu cho tôi học bổng toàn phần làm tiến sĩ tại Hàn Quốc”, anh Tâm chia sẻ.
Trong thời gian học tập và làm việc tại Hàn Quốc, anh đã tham gia 9 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Trong đó, một dự án của anh đã được triển khai để sản xuất ra mỹ phẩm như: xà phòng, sữa tắm, mặt nạ, cao sâm... và đang hoàn thiện để sản xuất ra thực phẩm chức năng và dược phẩm.
8 năm, 34 công bố khoa học quốc tế và trong nước
Anh Tâm cho biết khi đang học thạc sĩ, anh đã được xét duyệt làm tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của GS Park So-young, ĐH Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc. Từ đó, cơ hội nghiên cứu khoa học của anh được rộng mở và anh đã không ngừng cố gắng để có được những công trình khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Hiện anh là thành viên phản biện 5 tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín. Từ năm 2012 đến nay, anh đã có 17 bài báo đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế; 10 bài báo công bố trong các tạp chí trong nước; 6 báo cáo khoa học được đăng toàn văn trong kỷ yếu các hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia; đồng tác giả của 1 chương sách chuyên khảo của Nhà xuất bản SPi Technologies India Private Ltd 2020...
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm từng đạt được nhiều giải thưởng quốc tế như: giải ba báo cáo xuất sắc tại hội nghị của Hiệp hội Sinh học trong ống nghiệm (Mỹ) tổ chức; giải nhì báo cáo xuất sắc tại hội nghị do Hiệp hội Khoa học cây trồng quốc tế tổ chức tại Hàn Quốc và 2 giải thưởng báo cáo xuất sắc tại các hội nghị khoa học tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, anh còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến bóng đá. Anh từng là Chi hội trưởng Hội Sinh viên VN tại ĐH Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc); Phó chủ tịch phụ trách truyền thông Hiệp hội Bóng đá VN tại Hàn Quốc - VFAK; tham gia các hoạt động của Hội Sinh viên VN tại Trường ĐH Quốc gia Chungbuk, Hội Sinh viên VN tại Hàn Quốc, và tại nhiều đơn vị khác. Anh được kết nạp Đảng tại Hàn Quốc và sinh hoạt tại Chi bộ Asan-Cheonan trước khi về nước làm việc.
“Đặc biệt, điểm nhấn trong các công trình nghiên cứu là đã thành công trong sản xuất sinh khối và tăng cường tổng hợp hợp chất thứ cấp từ rễ tơ và rễ bất định cây hà thủ ô đỏ, một loại dược liệu quý, ở quy mô từ phòng thí nghiệm đến quy mô công nghiệp trong các hệ thống bioreactor 500L; đồng thời thử nghiệm hoạt tính sinh học của chúng”, anh Tâm chia sẻ. Liên quan đến nghiên cứu này, anh đã có 6 công bố đều trên tạp chí ISI Q1. Kết quả nghiên cứu từ 6 công trình này đã tạo ra được nguồn nguyên liệu có hoạt tính sinh học cao tương tự cây trồng ngoài tự nhiên, dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất một số loại mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Về nước để cống hiến
Có nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Hàn Quốc, nhưng anh đã trở về VN để công tác tại Trường ĐH Duy Tân. Chia sẻ về lý do này, anh cho biết khi ở Hàn Quốc, những công bố khoa học của anh không mang tên VN. “Mỗi lần tham dự các hội nghị quốc tế, các bạn nước khác chỉ biết Hồ Thanh Tâm ở Hàn Quốc, chứ không biết là VN. Tôi nghĩ tại sao mình không về VN, làm việc cho nước nhà, ít nhất là những công trình công bố khoa học của mình sẽ mang tên VN, và vẫn có thể hợp tác nghiên cứu với các phòng thí nghiệm khác trên thế giới. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ và 2 năm ở Hàn Quốc làm postdoc để tích lũy thêm kinh nghiệm, tôi quyết định trở về VN để làm việc và cống hiến”, anh chia sẻ.
Chia sẻ về cảm xúc khi trở thành nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận được giải thưởng Quả cầu vàng, anh Tâm xúc động nói: “Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên tình yêu đối với cây trồng gắn liền trong tôi. Đến với khoa học, tôi mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất để góp phần tạo nên một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ quê hương, đất nước. Và cố gắng của tôi đã được ghi nhận nên tôi càng có “áp lực” để giữ được danh hiệu của giải thưởng”.
Anh Tâm cũng cho biết đang nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, đồng thời xây dựng nhóm nghiên cứu ngay tại Trường ĐH Duy Tân, để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và thực hiện các công trình nghiên cứu trong thời gian tới.
“Với mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất góp phần tạo nên một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cộng đồng, chúng tôi đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng nhằm tạo ra những nguồn cây giống chất lượng cao phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất sinh khối và hợp chất thứ cấp từ nguồn cây dược liệu của VN nhằm tạo ra các sản phẩm về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... có giá trị cao, hữu ích cho cuộc sống”, anh Tâm chia sẻ.
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết