Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Thu Apr 15, 2010 10:32 am

mr_bond_kim
mr_bond_kim
mr_bond_kim

Member

Cây mộc tặc (cây đuôi ngựa, cây tháp bút)

Thế giới những hóa thạch sống D1202_01
Những cây mộc tặc đã thống trị thế giới thực vật thời cổ đại

Những cây mộc tặc thuộc nhóm những loài cây khác thường bởi vì chúng sinh sản bằng bào tử thay vì hạt giống.
Ngày nay, loài này có số lượng hạn chế nhưng mộc tặc từng là loài thực vật chiếm ưu thế trong thế giới tiền sử, xuất hiện lần đầu tiên trong Kỷ Devonian khoảng 375 triệu năm trước. Cây mộc tặc là cây duy nhất độc hại đối với những con ngựa.

Thế giới những hóa thạch sống D1202_02
Loài cây mộc tặc ngày nay giống như những tổ tiên, với cách sinh sản bằng bào tử thay vì hạt giống

Khi những con chuồn chuồn khổng lồ và động vật nhiều chân dài tới 2m phát triển nhanh trong hành tinh có bầu khí quyển bão hòa oxy, những họ hàng cổ đại của cây mộc tặc được gọi là Calamites có chiều cao tới 27m.
Chúng đạt chiều cao như vậy để cạnh tranh với những loại cây khác, đón ánh sáng mặt trời.

Cây bách tán (Cây thách đố khỉ)

Thế giới những hóa thạch sống D1202_03

Cây Bách tán hay cây Araucaria, một loài cây cổ đại thuộc họ Tùng xanh biếc mà ngày nay nó chỉ còn được thấy ở một số nơi như Argentina và Chile.
Những cây này có những cành cây có vảy rất kỳ quặc. Thực chất, chúng là là những chiếc lá và vỏ cây đặc biệt để so sánh với da của một số động vật thuộc lớp bò sát.

Bách tán là một lực sĩ trong thế giới thực vật, cứng và chắc khỏe, chúng có thể phát triển đến chiều cao 40m và đường kính lên tới 2m.
Những cây bách tán cao lớn ngang với những con khủng long.
Đầu thế kỷ XIX, cây Bách được đưa đến Vương Quốc Anh. Đến năm 1850, chúng được trồng trong vườn bách thảo.

Cái tên "thách đố khỉ" của bách tán do một vị khách du lịch đặt khi đến thăm vườn Pencarrow ở Cornwall, Anh. Khi quan sát thân cây kì quái này, ông đã nghĩ rằng, khỉ có thể leo trèo nhiều loại cây nhưng sẽ bó tay với bách tán.
Những cây Bách tán thường được các nhà làm phim “bổ sung” cho bối cảnh thời tiền sử, như phim “Đi dạo với Khủng Long” của BBC.

Động vật có dạng hoa huệ biển

Thế giới những hóa thạch sống D1202_04
So với tổ tiên, loài động vật có dạng hoa biển này không khác gì cả qua so sánh những mẫu hóa thạch

Tổ tiên cổ đại của động vật hoa huệ biển là những loài không xương sống, có da gai như nhím và sao biển.

Những đĩa dẹt vôi hóa nhỏ bé hình thành thân loài động vật có dạng hoa huệ biển rất phổ biến trong tầng đá phiến sét và đá vôi chứa hóa thạch, được xác định thuộc đại Cổ sinh, cách đây khoảng 475 triệu năm.

Thế giới những hóa thạch sống D1202_05
Loài vật này kiểm ăn bằng cách sàng lọc nguồn nước chảy qua thân

Ngày nay, dù ít phổ biến về mặt số lượng và phạm vi, nhưng chúng vẫn tồn tại và không có nhiều thay đổi so với tổ tiên cổ đại, nhất là cách ăn những động vật nhỏ, lọc từ dòng nước chảy qua miệng.

Ốc anh vũ

Thế giới những hóa thạch sống D1202_06

Những con Ốc anh vũ sống ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là đại diện duy nhất của động vật thân mềm có vỏ bọc, nhóm động vật biển xuất hiện ở kỷ Cambri, cách đây 500 triệu năm.
Dù bề ngoài của chúng có vẻ giống như những động vật thân mềm như mực ống hay bạch tuộc nhưng đôi mắt của ốc anh vũ không có thủy tinh thể, 90 cái xúc tu kì lạ của nó không có những giác hút và nó kiếm mồi bằng cách sử dụng những cuống khứu giác để có thể phát hiện ra một số hóa chất trong nước biển.

Sam biển

Thế giới những hóa thạch sống D1202_07

Sam có họ với bò cạp, nhện và những con ve, thuộc nhóm động vật chân khớp. Chúng có thể liên hệ đến những con bọ cạp biển khổng lồ cổ đại - những động vật ăn thịt lớn và nguy hiểm cách đây 420 triệu năm.
Sam không có hàm, nhưng có 5 đôi chân và 9 đôi mắt. Máu của chúng chưa đồng trong các tế bào hem nên có màu xanh.

Thế giới những hóa thạch sống D1202_08

Những hóa thạch của loài Sam tuyệt chủng được tìm thấy trong các loại đá có niên đại tới 445 triệu năm, khi mà những con bọ ba thùy vẫn phổ biến và đa số các động vật tồn tại trong những vùng biển ấm và nông.


Cá vây tay

Thế giới những hóa thạch sống D1202_09

Là mẫu hóa thạch sống hoàn hảo, cá vây tay được biết đến từ những mẫu hóa thạch có niên đại gần 400 triệu năm và tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng cùng với loài khủng long.

Vào năm 1938, một vấn đề gây xôn xao dư luận khi một người đánh cá bằng lưới bắt được một con cá vây tay còn sống ở vùng biển bên ngoài bờ biển Đông của Nam Phi. Từ đó, những con các vây tay bị bắt (mặc dù rất hiếm) tại các địa điểm khác nhau và những người sống ở đó đã quan sát được môi trường sống tự nhiên của chúng.


Thế giới những hóa thạch sống D1202_10

Những con cá vây tay sống trong bóng tối, vảy có lốm đốm và tuổi thọ của chúng chưa được xác định cụ thể. Năm 2009, một đội nghiên cứu của Nhật Bản đã ghi lại được những hình cảnh về sự ra đời của một con cá vây tay và xác định, con cá có chiều dài 0,3 m, trên thân nó có màu xanh và một số đốm trắng.
Những con cá vây tay là loài cá có thùy vân, giống với loài cá đổ đại đã tiến hóa thành động vật có xương sống đầu tiên vào khoảng hơn 350 triệu năm trước. Những họ hàng gần gũi nhất của cá vây tay là loài cá nước ngọt có vừa có mang, vừa có phổi sống ở châu Úc, châu Phi và Nam Mỹ, những động vật có xương sống có 4 chân.

Cá mập yêu tinh

Thế giới những hóa thạch sống D1202_11

Cá mập yêu tinh có thể coi là động vật lập dị trong số các con cá mập hiện đại. Thực tế, chúng đã ít biến đổi hơn so với các loài cùng họ. Các nhà khoa học không biết nhiều về loài này, vì chúng sống chủ yếu ở vùng đại dương sâu. Cá mập yêu tinh dài tới 3,5m với hàm trên rất kỳ quái, nhưng đây là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ như một cơ quan thụ cảm điện giúp chúng xác định con mồi.

Ngoài ra, loài còn có một chiếc hàm với những chiếc răng sắc nhọn để có thể nghiền nát bất kỳ con mồi nào trong miệng của nó.

Thế giới những hóa thạch sống D1202_12

Điểm đặc biệt nữa của cá mập yêu là chúng có màu hồng, tương phản với những cái vây màu xanh nhạt. Chúng có màu sắc này là do chúng có lớp da gần như trong suốt, cho phép nhìn thấy được mạch máu .

Thằn lằn Tuatara

Thế giới những hóa thạch sống D1202_13

Thằn lằn Tuatara được tìm thấy ở New Zealand và hiện còn 2 loài. Theo các nhà khoa học, loài này xuất hiện cách đây 200 triệu năm. Những con thằn lằn Tuatara trưởng thành có thể dài tới 30 inch và răng của chúng có sự sắp đặt khác thường và độc nhất: hai hàng răng của hàm trên thì chồng lên nhau trong khi hàm dưới thì chỉ có một hàng duy nhất. Ngoài ra, dù là bò sát, nhưng Tuatara lại có bộ khung xương giống hệt cá.

Thế giới những hóa thạch sống D1202_14

Thế nhưng, điểm đặc biệt nhất ở Tuatara “con mắt thứ 3” nằm trên đỉnh đầu. Con mắt kì dị này có thủy tinh thể và võng mạc (được bao phủ bởi lớp vảy khi trưởng thành). Theo ghi nhận của các nhà khoa học, con mắt thứ 3 có thể ghi nhớ sự thay đổi của ánh sáng, qua đó chúng nhận biết ngày đêm và điều chỉnh nhịp tim.

Chim Hoatzin

Thế giới những hóa thạch sống D1202_15

Nhiều nhà sinh vật học cho rằng, loài chim Hoatzin giống như một sự lai tạo hơn là một hóa thạch sống, vì chiếc móng nhỏ nằm trên cánh của nó. Loài chim này có đặc điểm kỳ lạ, chân của chúng có vuốt giúp con con có thể sống trên cành cây, giống như loài khác.

Chim Hoatzin được tìm thấy nhiều ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ, nơi mà chúng không bị đe dọa. Mùi của chúng rất khó chịu giống như chất thải, được chúng thải ra khi cảm thấy nguy hiểm. Do đặc điểm này mà chúng còn gọi tên là “chim thối”.

Thú mỏ vịt

Thế giới những hóa thạch sống D1202_16

Thú mỏ vịt ở Australia là loại động vật đơn huyệt (động vật có ** sinh sản bằng phương pháp đẻ trứng); là một chi tách ra khỏi cây phả hệ của động vật có **. Những họ hàng của thú mỏ vịt tìm thấy trong những hóa thạch sống cách đây 167 triệu năm khi khủng long còn thống trị cả thế giới.
Là loài đẻ trứng nhưng thú mỏ vịt vẫn tiết ra sữa. Thế nhưng, chúng không có núm **, do đó, sữa tiết ra qua lỗ chân lông trên da và tập trung lại trong những rãnh trên bụng.

Thế giới những hóa thạch sống D1202_17

Thú mỏ vịt là một trong số ít những động vật có ** mà có nọc độc - đặc điểm này giống với một vài loài chuột chù nhỏ. Chỉ có con đực mới có nọc độc - vô cùng nguy hiểm đối với con người và nó khiến nạn nhân phải chịu đựng cơn đau dữ dội trong nhiều ngày, nhiều tuần và có khi là vài tháng.


Created by mr_bond_kim
Nguồn: st

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr_bond_kim
Trả lời nhanh
Sun Apr 25, 2010 1:02 pm

mr.won
mr.won
mr.won

Member

póc tem..... đẹp đấy.....

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà mr.won
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết