Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Tue Mar 28, 2017 2:37 pm

myhanh1711
myhanh1711
myhanh1711

Member

“Điều quan trọng là tôi học được một thái độ, một tinh thần y đức mà bất kỳ người điều dưỡng nào bắt buộc cũng phải có. Tôi sẽ cố gắng truyền lại cho học viên của mình tinh thần “giữa điều dưỡng viên và người bệnh không hề có khoảng cách nào cả” - Cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy, giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế chia sẻ. Sau 3 tuần với các giờ học lý thuyết kết hợp thực hành, ngày 3/3 vừa qua, Đại học Duy Tân cùng Trung tâm di trú và phát triển quốc tế (CIM), Hội hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức (CHLB) Đức (ViFi) đã tổ chức bế giảng khóa đào tạo “Chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng của CHLB Đức”, diễn ra từ ngày 13/2 đến ngày 3/3/2017. Tham dự khóa học có 150 học viên là các cán bộ điều dưỡng đang công tác tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tại Đà Nẵng, (như Trung tâm Y tế quận Hải Châu, quận Thanh Khê, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 – Bộ Công An) các giảng viên và sinh viên khoa Điều dưỡng của Đại học Duy Tân và Trường Trung Cấp Âu Lạc (Huế).
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức, kỳ 1 Gio%20thuc%20hanh%20ky%20nang%20cham%20soc_1
Giờ học lý thuyết chuyên môn kết hợp thực hành của khóa đào tạo. -Ảnh do Đại học Duy Tân cung cấp.
Học sự tận tụy, tận tâm và xả thân cho người bệnh
“Đây là khóa học rất bổ ích đối với tôi và chắc chắn tất cả các anh chị học viên, các em sinh viên cũng đều có chung nhận xét như vậy. Trong 3 tuần, chúng tôi đã học được rất nhiều điều, làm quen với một công nghệ về điều dưỡng thực sự của nền Y học CHLB Đức, một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu về Y khoa.
Nói đúng hơn là một quy trình về công nghệ về điều dưỡng với các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ mà ai ai cũng mơ được như thế để cứu chữa hiệu quả cho người bệnh. Chẳng hạn một kỹ thuật thông thường thôi là “xông tiểu”, ngành Y nước bạn chế tạo và sử dụng những dụng cụ nhìn thì đơn giản, nhưng vô cùng tiện lợi và hiện đại.
Đó là bộ dụng cụ thông tiểu tiên tiến kèm với kỹ thuật đơn giản nhưng lại cho khả năng làm giảm mức độ nhiễm trùng niệu mà có nơi ở Việt Nam mình, theo tôi biết, có đến 90% người bệnh chịu nhiễm trùng niệu …
Nhưng điều quan trọng là tôi học được một thái độ y đức mà người điều dưỡng bắt buộc phải có. Tôi sẽ cố gắng truyền lại cho học viên của mình tinh thần “giữa điều dưỡng viên và người bệnh không hề có khoảng cách nào cả”, điều dưỡng viên cũng là người thân, là con, là cháu, là vợ, là chồng, là ông, là bà, là người nhà của người bệnh. Sự tận tâm với một thái độ hết lòng chăm sóc, xem cơn đau, sự khó chịu mà người bệnh đang chịu đựng như của chính mình hay người thân của mình” - cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy – Giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế chia sẻ.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức, kỳ 1 Chon_0620
Cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy – Giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế đón nhận Chứng chỉ từ Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân.
- Ảnh: T.N.
Hợp tác Đức- Việt vì mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
Được biết, khóa đào tạo “Chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng của CHLB Đức”, được khởi sự trao đổi bàn bạc cách đây gần một năm giữa Đại học Duy Tân và Tổ chức ViFi (chính xác là vào tháng 4/2016) qua nhịp cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến ngày 15/12/2016, chương trình hợp tác, được Trung tâm di trú và phát triển quốc tế (CIM - là Trung tâm có chức năng kiểm tra và giám sát tuyển lao động toàn cầu trong hợp tác quốc tế các hoạt động của Chính phủ CHLB Đức) phê chuẩn, chấp thuận.
“Thực sự cả về phía các bạn Đức cũng như Việt Nam chúng ta, thời gian chuẩn bị chỉ trong vòng vài tháng để triển khai. Ban Tổ chức khóa đào tạo cả 2 phía đều gặp phải những khó khăn như công tác chuẩn bị chuyên gia tình nguyện Đức, chuẩn bị nội dung chi tiết, chuẩn bị các thủ tục hành chính, đi lại, lưu trú, …
Tuy nhiên, với mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của khóa đào tạo, cuối cùng, mọi việc cũng hoàn tất để khóa đào tạo diễn ra thành công như đã hoạch định theo 3 nhóm chủ đề: Thực hành Điều dưỡng chuyên nghiệp ; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Cân bằng dinh dưỡng và nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Đức tại các cơ sở đào tạo Điều dưỡng. Đây là các vấn đề rất cần thiết và rất đáng quan tâm hiện nay trong nghiệp vụ điều dưỡng nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung” - Thầy thuốc Nhân dân, Phó GS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân nhấn mạnh.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức, kỳ 1 Chon_0599
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức phát biểu tại Lễ bế giảng-
Trao Chứng chỉ (ảnh trên) và đón nhận lẵng hoa tri ân của lãnh đạo Đại học Duy Tân (ảnh tiếp theo). -Ảnh: T.N.
Còn theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức:
“Thời gian 3 tuần tuy ngắn nhưng với sự làm việc nhiệt tình của các chuyên gia từ Đức và Hà Lan (các Cô giáo Dorothea Moczek, Annegret Lieberoth-Leden, Ascha Kikstra, …) cũng như tinh thần học hỏi cao của các học viên, khóa học cũng đã cung cấp khá đầy đủ những kiến thức căn bản và nâng cao mà một người điều dưỡng viên cần có khi làm việc tại Đức nói riêng và tại Châu Âu nói chung.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, lực lượng điều dưỡng viên người Việt học tập và làm việc tại cộng hòa liên bang Đức ngày một tăng, góp phần giải quyết vấn nạn thiếu hụt điều dưỡng viên tại các bệnh viện, các trại dưỡng lão tại Đức. Việc cung cấp thông tin chính xác và kỹ năng phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao khả năng tiếp cận, rút ngắn thời gian thích ứng của các điều dưỡng viên đã qua đào tạo.

Đó là mục tiêu chính của toàn khóa học cũng như mục tiêu của dự án là hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030, cụ thể: Mục tiêu số 1: Xóa nghèo; mục tiêu số 4:Giáo dục chất lượng cao; mục tiêu số 5: Bình đẳng giới; mục tiêu số 8: Nhiều việc làm và nền kinh tế phát triển tốt; mục tiêu số 10: Giảm bất bình đẳng giới; mục tiêu số 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững; mục tiêu số 12: Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách có trách nhiệm; mục tiêu số 17: các quan hệ đối tác cho phát triển bền vững”.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà myhanh1711
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết