Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Thu Jun 29, 2017 10:27 am

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Lê Đình Nhật Khánh, sinh viên chuyên ngành Công nghệ phần mềm chuẩn CMU (Carnegie Mellon University), Khoa Đào tạo Quốc tế, Đại học Duy Tân, tác giả lớp công cụ prototype cho dự án "Unified sensor system" (Hệ thống cảm biến hợp nhất), đã thực sự trở thành “ngôi sao” của cuộc thi CDIO Academy 2017 ( được tổ chức tại Đại Calgary, Canada, từ ngày 18 – 21/6/2017).
Thành công của Nhật Khánh trong việc xây dựng prototype đã giúp cả Nhóm giành giải cao nhất tại cuộc thi. Ngoài ra, Khánh cũng chính là người đã chuyển tải phần lớn nội dung trình bày trước toàn thể Ban Giám khảo và hội nghị. Với kỹ năng thuyết trình tự tin, chuyên nghiệp và khả năng tiếng Anh lưu loát của mình, chàng sinh viên Việt Nam này đã chinh phục những chuyên gia am tường và khó tính.
CDIO Academy 2017 xướng danh Nhà vô địch đến từ Đà Nẵng - Việt Nam CDIO-Doivodich1
Lê Đình Nhật Khánh (sinh viên mặc áo vàng) cùng các thành viên Nhóm Jet Lagged - Những Nhà Vô địch CDIO Academy 2017.

Hệ thống cảm biến hợp nhất giải quyết những vấn đề tương lai của dòng xe tự động

Chủ đề của CDIO Academy 2017 hướng đến tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, bền vững đối với ngành tự động hóa, dự đoán và đưa ra các giải pháp để xử lý những vấn đề đặt ra khi có sự cố. Và BTC đã ra đề thi: “Trong tương lai xe tự động (xe tự lái) sẽ gặp những vấn đề gì và giải pháp để giải quyết các vấn đề đó”.
Tham gia giải đề thi trên có 30 thí sinh (là sinh viên các trường đại học, học viên cao học, tiến sĩ) đến từ các Trường, Học viện đào tạo chuyên ngành về khoa học kỹ thuật hàng đầu của 15 quốc gia, trong đó có các Đoàn Trung Quốc, Nga, Nhật, Canada, Thụy Điển, Việt Nam, Đài Loan,…
Đoàn Việt Nam tham gia 5 sinh viên. Trong đó, Đại học Duy Tân có 4 sinh viên và một bạn nữ đến từ Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Sau khi đến Canada, theo quy chế của cuộc thi, các sinh viên của mỗi quốc gia phải tách ra để lập thành Nhóm mới, bao gồm các thành viên đến từ các quốc gia khác nhau. Đây mới là Nhóm tham gia dự thi chính thức. Lê Đình Nhật Khánh về Nhóm có các thành viên của các trường Đại học Đài Loan (2 sinh viên), Nga, Canada (mỗi nước có 1 sinh viên). Nhóm mang tên gọi: Jet Lagged.
Sự sắp xếp các thành viên đến từ nhiều Trường, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới vào cùng một Nhóm, nhằm mục đích đánh giá khả năng thích nghi, tính nhạy bén khi xử lý công việc trong môi trường quốc tế cũng như kỹ năng làm việc nhóm của người kỹ sư tương lai. Đây cũng là những kỹ năng quan trọng nhất mà mô hình giảng dạy CDIO hướng đến (Conceive - Hình thành ý tưởng, Design - Thiết kế ý tưởng, Implement - Thực hiện, Operate - Vận hành).

Thời gian cho phép chỉ trong vòng 4 ngày (cũng là một thử thách của Ban Tổ chức: Thời gian ngắn nhưng phải hoàn thiện ý tưởng nhanh và chặt chẽ), để cả Nhóm tìm hiểu, nhận ra điểm mạnh của nhau sau đó bắt tay ngay vào hội ý, hình thành ý tưởng, xây dựng giải pháp, xây dựng bài thuyết trình cùng sản phẩm demo, ...Cuối cùng là chọn, cử thành viên đại diện Nhóm trình bày trước Hội đồng Giám khảo.
Là SV chuyên ngành Công nghệ phần mềm chuẩn CMU, Khoa Đào tạo Quốc tế, với các kỹ năng và sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình đang theo học, chỉ trong một ngày, Lê Đình Nhật Khánh đã góp phần xây dựng thành công phiên bản phần mềm demo ứng dụng hợp nhất toàn bộ các chi tiết cho dự án của nhóm.
Chính sự thành công trong việc xây dựng prototype của Lê Đình Nhật Khánh, đã giúp nhóm (Jet Lagged) giành giải cao nhất tại cuộc thi.
Nghiên cứu khoa học để nâng cao bản lĩnh hội nhập
Dự án "Unified sensor system" của Nhóm sinh viên Lê Đình Nhật Khánh xuất sắc giành Winner Cup cuộc thi CDIO Academy 2017, bởi “Unified sensor system” được Hội đồng Giám khảo đánh giá rất cao.
Đó là những tính năng vượt trội (tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế tai nạn, hỗ trợ hệ thống giao thông thuận tiện, khả năng đồng bộ thông tin giữa các xe tự lái, giảm thiểu chi phí phát triển xe tự lái) và điểm cộng cho phần trình bày của đại diện nhóm.
“Chúng em đã xây dựng một hệ thống cảm biến có khả năng giúp cho các phương tiện có thể liên lạc được với nhau một cách thuận tiện nhất và cùng phối hợp xử lý thông tin (khả năng đồng bộ thông tin giữa các xe tự lái), mỗi xe đều có thể tự điều tiết để giao thông thông suốt. Hiện tại hệ thống cảm biến tự lái trên xe vẫn còn nhiều hạn chế.
Với cảm biến mới sẽ giảm thiểu được tai nạn, đặc biệt hỗ trợ cho người lái xe khi tham gia giao thông cùng phương tiện tự lái một cách đầy đủ nhất. Cảm biến này còn góp phần tiết kiệm chi phí cho người dùng, nhờ tính năng giảm tiêu hao nhiên liệu.
CDIO Academy 2017 xướng danh Nhà vô địch đến từ Đà Nẵng - Việt Nam CDIO-don%20doan1
Phó GS.TS Nguyễn Ngọc Minh- Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân- trao vòng nguyệt quế đến bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh - thành viên Đoàn Sinh viên Việt Nam tham dự CDIO Academy 2017.

Nhìn chung, dự án đã thành công khi hướng đến mục tiêu giảm thiểu chi phí phát triển xe tự lái, hạn chế tai nạn, hỗ trợ các hệ thống điều tiết, theo dõi giao thông làm việc rất thuận tiện.
Đây cũng là những tính năng vượt trội của Unified sensor system mà nhóm của em đã phát triển” - Lê Đình Nhật Khánh chia sẻ nhanh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng tối ngày 26/6/2017.
Thêm một niềm vui nữa cho Đoàn Việt Nam…
Đó là “ bóng hồng” duy nhất trong Đoàn, Nguyễn Thị Ngọc Ánh – sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng, tham gia The Bears Autonomous Vehicles, cũng được xướng danh. Bởi The Bears Autonomous Vehicles đã dành Huy chương bạc tại CDIO Academy 2017.

Là cán bộ lãnh đạo, trực tiếp đưa sinh viên tham dự cuộc thi CDIO Academy 2017; TS. Trần Nhật Tân – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Đại học Duy Tân, nhìn nhận: Tôi cho rằng, giải thưởng từ cuộc thi CDIO Academy 2017, thực sự đã tiếp thêm động lực, khuyến khích hơn nữa hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong cộng đồng sinh viên Đại học Duy Tân nói riêng và các Trường Đại học-Cao đẳng trên địa bàn nói chung. Giải thưởng cũng vừa minh chứng, vừa khẳng định tài năng, bản lĩnh và sự trưởng thành trong hội nhập quốc tế của các bạn trẻ.
Như vậy đến nay, Đại học Duy Tân đã giành vô địch tại CDIO Academy 2016 - Phần Lan ; Cúp vàng luân lưu cùng 1 giải Nhất và 1 giải Nhì tại CDIO Academy 2013 - Đại học Harvard và Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ. Đặc biệt, Đại học Duy Tân cũng là Đại học đầu tiên của Việt Nam giành Cúp luân lưu CDIO (2013), xứng đáng là Đại học ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội CDIO.
“Cuộc thi đã giúp em và các bạn của Đại học Duy Tân có thêm trải nghiệm, nâng cao thêm các kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề, cách áp dụng phương pháp CDIO và SUIT (chia sẻ - thấu hiểu - hoà nhập - đồng lòng) vào làm việc nhóm, phân chia công việc, nhất là tiếp cận với công nghệ về xe tự lái và trí tuệ nhân tạo...
Đây thực sự là những kinh nghiệm vô giá. Em cũng mong với chiến thắng này, sinh viên Đại học Duy Tân, sinh viên các Trường trên địa bàn Đà Nẵng chúng ta càng có thêm sự tự tin trên các đấu trường quốc gia cũng như quốc tế. Và thành tích của chúng em chỉ có được khi Nhà trường đã luôn bên cạnh để động viên, chia sẻ, hỗ trợ kịp thời. Hãy tiếp sức cho chúng em và chúng em hứa sẽ luôn làm rạng danh Đà Nẵng-Việt Nam” – Lê Đình Nhật Khánh bày tỏ.
CDIO Academy 2017 xướng danh Nhà vô địch đến từ Đà Nẵng - Việt Nam CDIO-don%20doan2

CDIO là phương pháp đào tạo giúp sinh viên phát triển năng lực hình thành Ý TƯỞNG (Conceive) – THIẾT KẾ (Design) – TRIỂN KHAI (Implement) – VẬN HÀNH (Operate). Năm 2000, Hiệp hội CDIO được khởi xướng tại các Đại học ở Hoa Kỳ và Thụy Điển. Để đến nay, Hiệp hội đã có hơn 120 trường thành viên trên toàn thế giới.
Cùng thời gian diễn ra cuộc thi CDIO Academy 2017, từ 18 đến 21/6/2017, cũng tại Đại học Calgary, Canada, đã diễn ra Hội nghị thường niên quốc tế Hiệp hội CDIO lần thứ XIII.
Tại Việt Nam, năm 2010, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh trở thành thành viên thứ 56 của Hiệp hội CDIO và là đại học đầu tiên của Việt Nam tham gia Hiệp hội quốc tế này. Tháng 3/2017, Đại học Đà Lạt cũng chính thức được Tổ chức CDIO quốc tế công nhận đạt chuẩn đầu ra CDIO, trở thành 1 trong số ít các đại học đầu tiên của Việt Nam được gia nhập tổ chức này.
Gần đây, tháng 5/2017, Đại học FPT (Việt Nam) đã trở thành thành viên của Hiệp hội CDIO (cùng với Đại học Inje-Hàn Quốc), Đại học Feng- Chia-Đài Loan).
Tại Đà Nẵng, được sự tài trợ của Quỹ Temasek Foundation, dự án "Đào tạo nâng cao năng lực giảng viên theo phương pháp tiếp cận CDIO" do Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng và Trường Singapore Polytechnic hợp tác xây dựng cũng đã được khởi động.
-Ảnh trên: Nghi thức đón Đoàn Việt Nam trở về và vinh danh những người chiến thắng ở CDIO Academy 2017 được tổ chức ngay tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng tối 26/6/2017.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết