Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Tue Nov 26, 2019 4:40 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

25 năm hình thành phát triển, đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng

(GDVN) - Năm 2019 đánh dấu 25 năm hình thành và phát triển của hệ thống các đại học ngoài công lập Việt Nam sau năm 1975.

Đến nay, Việt Nam có 60 trường đại học ngoài công lập, sau đây gọi chung là trường đại học tư thục vì hiện còn một vài trường đang trong quá trình chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục.


Các trường đại học tư thục đã góp phần hoàn thiện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, sự phát triển của giáo dục và đào tạo nước nhà nói riêng.


Quá trình ra đời loại hình trường đại học tư thục ở Việt Nam sau năm 1975


Năm 1986, Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo.


Từ đường lối đổi mới của Đảng, ý tưởng về sự ra đời của loại hình trường đại học ngoài công lập được hình thành ở một số tổ chức và cá nhân.


Năm 1988, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép xây dựng thí điểm Trung tâm đại học dân lập Thăng Long (nay là Trường Đại học Thăng Long) tại Hà Nội.

Năm 1993, Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa VII) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó khuyến khích mở các trường lớp dân lập và cho phép mở trường lớp tư thục ở giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học.


Thực hiện Nghị quyết số 04, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập 05 trường đại học ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam với tên gọi trường đại học dân lập, gồm 03 trường ở thành phố Hà Nội, 01 trường ở thành phố Đà Nẵng và 01 trường ở thành phố Hồ Chí Minh.


Năm 1996, Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII) ban hành nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.


Nghị quyết nêu rõ: “Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như: mầm non, phổ thông trung học (cấp III), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học”.


Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, giai đoạn 2000 – 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập 05 trường đại học dân lập.


Ngày 14/06/2005, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Giáo dục. Tại Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, loại hình trường đại học bán công và dân lập bị xoá bỏ trên văn bản, chỉ còn một loại hình trường đại học ngoài công lập duy nhất là trường đại học tư thục.


Như vậy, loại hình trường đại học ngoài công lập Việt Nam sau năm 1975 chính thức được xác lập vào năm 1994 và loại hình trường đại học tư thục vào năm 2005 [1].

[You must be registered and logged in to see this image.]

Trường Đại học Thăng Long (Ảnh: website nhà trường)

Những kết quả chủ yếu

Về quy mô

Năm 1987, cả nước có 63 trường đại học nhưng không có trường đại học ngoài công lập nào, năm 1994 có 05 trường và đến cuối năm 2016 đã có 60 trường (Bảng 1) [2].

Bảng 1. Số lượng các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2017

Năm

1994

2000

2005

2010

2016

Số lượng trường đại học ngoài công lập

5

16

20

51

60

Tỷ lệ % trong tổng số các trường đại học

8.6

18.2

16.9

26.7

25.5

Đến hết năm học 2017 - 2018, số lượng trường đại học tư thục không thay đổi trong tổng số 236 trường đại học (không tính các trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng), chiếm tỷ lệ gần 25.5% [3].

60 trường đại học tư thục của Việt Nam có mặt ở 29/63 tỉnh/thành, miền Bắc có 23 trường, miền Trung – Tây nguyên có 12 trường và miền Nam có 25 trường, trong đó thành phố Hà Nội có số lượng nhiều nhất là 13 trường, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh có 12 trường [1].

Ngoài ra, ở Việt Nam có 05 trường đại học tư thục có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành gồm: Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (thành lập năm 2000, Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Anh quốc Việt Nam (2009, Thành phố Hà Nội), Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (2015, Tỉnh Hưng Yên), Đại học Mỹ tại Việt Nam (2015, Thành phố Đà Nẵng) và Đại học Fulbright Việt Nam (2016, Thành phố Hồ Chí Minh).

Đặc biệt, thực hiện Luật Giáo dục đại học, mô hình trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bắt đầu được thành lập.

Quy mô sinh viên: các trường đại học tư thục chiếm trên 10% trong tổng số sinh viên bậc đại học của cả nước trong nhiều năm qua; năm học 2017 – 2018, cả nước có 1.707.025 sinh viên trong đó sinh viên các trường đại học tư thục là 267.530, chiếm tỷ lệ 15.67% (Bảng 2) [4].

Bảng 2. Số lượng sinh viên đại học từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2017 - 2018

Năm học

Số lượng sinh viên đại học

Tổng

đại học công lập

đại học tư thục

Tỷ lệ sinh viên đại học tư thục

2013-2014

1.670.023

1.493.354

176.669

10.58%

2014-2015

1.824.328

1.596.754

227.574

12.47%

2015-2016

1.753.174

1.520.807

232.367

13.25%

2016-2017

1.767.879

1.523.904

243.975

13.80%

2017-2018

1.707.025

1.439.495

267.530

15.67%

Một số trường đại học tư thục đã tuyển sinh được sinh viên quốc tế đến học tập, thực tập cũng như trao đổi sinh viên quốc tế.

Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học tư thục chiếm từ 12% trở lên trong tổng số sinh viên tốt nghiệp hàng năm (Bảng 3) [4].

Bảng 3. Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2017 - 2018

Năm học

Số lượng sinh viên tốt nghiệp

Tổng

đại học công lập

đại học tư thục

Tỷ lệ sinh viên đại học tư thục

2013-2014

244.880

212.344

32.536

13.29%

2014-2015

353.936

302.617

51.319

14.50%

2015-2016

352.789

307.760

45.029

12.76%

2016-2017

306.179

268.947

37.232

12.16%

2017-2018

320.578

281.965

38.613

12.04%

Tổng cộng:

1.578.362

1.373.633

204.729

12.95%

Quy mô giảng viên: năm học 2017 – 2018, các trường đại học trong cả nước có 74.991 giảng viên trong đó có 15.759 giảng viên thuộc các trường đại học tư thục, chiếm tỷ lệ 21.01%, tăng so với các năm học trước đó (Bảng 4); giảng viên có trình độ từ tiến sĩ là 3195 trong tổng số 20.198 giảng viên trong các trường đại học, chiếm tỷ lệ 15.82% [4].

Bảng 4. Số lượng giảng viên trong các trường đại học từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2017 – 2018

Năm học

Số lượng giảng viên

Tổng

Đại học công lập

Đại học tư thục

Tỷ lệ sinh viên đại học tư thục

2013-2014

65.206

52.500

12.706

19.49%

2014-2015

65.664

52.689

12.975

19.76%

2015-2016

69.591

55.401

14.190

20.39%

2016-2017

72.792

57.634

15.158

20.82%

2017-2018

74.991

59.232

15.759

21.01%

Một số trường đại học tư thục đã tuyển dụng được đội ngũ giảng viên quốc tế về giảng dạy và nghiên cứu.

Về đào tạo

Các trường đại học tư thục đào tạo nhiều ngành, kể cả các ngành đòi hỏi phải đầu tư lớn cả về nhân lực và tài chính như khối ngành khoa học sức khỏe.

Năm 2013, Trường Đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên được phép đào tạo bậc tiến sĩ.

Về cơ bản, chất lượng đào tạo ở các trường đại học tư thục tương đối đáp ứng yêu cầu, trên 80% sinh viên ra trường có việc làm trong vòng 1 năm và nhiều trường có số lượng sinh viên ra trường có việc làm lên đến 97% [2].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này trong đó phải kể đến các điểm mạnh của các trường đại học tư thục như sự linh hoạt và nhạy bén trong phát triển, điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp với xu thế và yêu cầu của thị trường lao động;

Hoạt động kết nối với doanh nghiệp được đẩy mạnh ở tất cả các trường; hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo bậc đại học và sau đại học đã được triển khai thành công ở một số trường đại học tư thục, tạo ra sự khác biệt so với các trường đại học công lập.

Về nghiên cứu khoa học:

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học tư thục được đánh giá ở mức khá [2].

Tuy nhiên, một số trường đại học tư thục trở thành điểm sáng trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam trong đó có Trường Đại học Duy Tân (công bố tổng cộng 840 công trình quốc tế trong tổng số 1.264 công trình nghiên cứu các loại trong năm học 2018 – 2019 [5];

Xếp thứ 4 trong 10 cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam trên Bảng Xếp hạng Nature Index 2019 [6]);

Trường Đại học FPT đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Danh hiệu Sao Khuê kể từ năm 2011; Trường Đại học Lạc Hồng đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc tại cuộc thi Robocon khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; vv…

Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao thuộc Trường Đại học Duy Tân, tại số 03 Quang Trung, Thành phố Đà Nẵng

Về cơ sở vật chất: theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở vật chất của các trường đại học tư thục hiện nay được đánh giá là tốt; nhiều trường đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, hiện đại trong đó có một số trường được xây dựng và đầu tư theo chuẩn quốc tế [2].

Đây được xem là điểm mạnh của các trường đại học tư thục cũng là ưu tiên của đa số các trường đại học tư thục nhằm thu hút người học và đội ngũ.

Về kiểm định chất lượng: nhiều trường đại học tư thục đã được đánh giá ngoài trong đó có 18 trường đại học tư thục trong tổng số 123 cơ sở giáo dục đại học đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, có 07 chương trình đào tạo của 02 trường đại học tư thục đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế (theo dữ liệu cập nhật đến ngày 31/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [7]).

Từ những số liệu căn bản trên đây có thể khẳng định rằng, sau 25 năm hình thành và phát triển, các trường đại học tư thục đã góp phần nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, đóng góp quan trọng vào tiến trình hội nhập với giáo dục đại học quốc tế;

Tạo ra sự lựa chọn khác ngoài giáo dục đại học công lập qua đó đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân;

Cung cấp hàng trăm ngàn nhân lực có trình độ từ bậc đại học trở lên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc qua đó chia sẻ đáng kể gánh nặng tài chính cho nhà nước;

Bảo đảm công ăn việc làm cho hàng vạn lao động; đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng (ví dụ, trong năm 2016 tổng nộp ngân sách nhà nước của chỉ 43 trường đại học tư thục đã đạt hơn 111 tỷ đồng [2]).

Nói cách khác, hệ thống đại học tư thục Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định vai trò không thể thiếu trong cung ứng giáo dục đại học.

Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các trường đại học tư thục Việt Nam xuất phát từ những chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của Đảng ta về phát triển giáo dục đại học nói chung, các trường đại học tư thục nói riêng;

Từ hành lang pháp lý vững chắc để phát triển hệ thống các trường đại học tư thục của Luật Giáo dục và Luật giáo dục đại học cho đến các chính sách hỗ trợ và biện pháp phát triển đại học tư thục của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan;

Đặc biệt là sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín đã sáng lập, xây dựng và phát triển các trường đại học tư thục cùng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên trong các trường đại học tư thục.

Mặc dù hệ thống các trường đại học tư thục Việt Nam nói chung, của một số trường nói riêng còn một số hạn chế và bất cập do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng hệ thống đại học tư thục Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học thế giới và thực tiễn Việt Nam.

Đặc biệt, hiện các tập đoàn kinh tế có nguồn lực mạnh đã đầu tư vào hầu hết các trường đại học tư thục trong đó có cả những trường có những khó khăn trong tuyển sinh trong thời gian qua, một số trường đại học tư thục đã xác định mục tiêu trở thành một trong những đại học tốt nhất của khu vực hay thế giới, … cho thấy triển vọng và tiềm năng phát triển của hệ thống đại học tư thục Việt Nam trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo:


[1] //giaoduc .net .vn/giao-duc-24h/giai-phap-phat-trien-he-thong-cac-truong-dai-hoc-tu-thuc-viet-nam-post189878.gd


[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu các trường đại học ngoài công lập, Tp. Hồ Chí Minh.


[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tài liệu Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018, Hà Nội.


[4] /[You must be registered and logged in to see this link.] moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ke.aspx


[5] //thanhnien .vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-840-cong-bo-quoc-te-trong-nam-hoc-2018-2019-1100491.html


[6]//tuoitre .vn/cac-dai-hoc-viet-nam-tren-bang-xep-hang-nature-index-2019-2019100114244387.htm


[7] //moet .gov .vn/giaoducquocdan/khao-thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/Pages/Default.aspx?ItemID=6233


Tiến sĩ Trần Văn Hùng (Trường Đại học Duy Tân)

[You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Tue Nov 26, 2019 4:48 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Sinh viên ĐH Duy Tân - Thầm lặng trong đêm hỗ trợ người gặp nạn
Không quản đêm hôm mưa bão, khi thành phố lên đèn, những chàng trai trẻ tập hợp lại. Họ làm công việc thật giản dị nhưng thật cao cả, thấm đậm chất nhân văn: rong ruổi khắp Đà Nẵng để cứu người, hỗ trợ người bị nạn.
Trong số rất đông những thành viên của nhóm SOS Đà Nẵng, đang ngày càng được nhiều người dân biết đến, và yêu mến, có chàng trai Nguyễn Văn Khoa - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân. Ban ngày chăm chỉ lên giảng đường, tối tối lại “xách” xe đi quanh thành phố, sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn.
Giúp người bằng cả tấm lòng
Nhóm SOS Đà Nẵng thành lập chưa lâu, nhưng đã có đến 6 thành viên chính, cùng mạng lưới cộng tác viên dày đặc, đêm đêm chia nhau “canh gác” các con đường của thành phố để giúp đỡ người gặp nạn. Ban đầu, cả nhóm chỉ có một vài dụng cụ đơn giản tự sắm để sửa xe nhưng sau này, có rất nhiều người đã gửi đến cho nhóm những bộ đồ nghề chất lượng. Ban đầu, cũng chỉ có 2 thành viên đứng ra lập nhóm, nhưng giờ số lượng thành viên đang tăng lên đáng kể. Những hành động của nhóm thật đáng quý, cần nhân lên, lan rộng hơn.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Văn Khoa (thứ 3 từ trái sang) trong nhóm SOS Đà Nẵng

Văn Khoa gia nhập nhóm cũng trong tình huống như vậy. Vì còn đang là sinh viên, nên Khoa xin các anh cho đi “bám càng” xem mình có giúp được gì thì giúp. Một đêm, hai đêm... những cuộc điện thoại nhờ cứu trợ cứ reo vang, cuốn Khoa theo khiến cậu gắn bó với công việc từ lúc nào không biết.
“Ánh đèn pha cứ loáng loáng, nhiều đêm mưa nặng hạt nhưng chẳng anh em nào nản chí. Em cũng vậy. Nhận được điện thoại thì chỉ còn biết lo lắng cho người bị nạn. Làm công việc này, em chợt thấy đời sống sinh viên của mình thêm ý nghĩa nhiều lắm”, Khoa chia sẻ.
Nhiều người biết Khoa là sinh viên ĐH Duy Tân, nhưng ít ai biết trước đó Khoa từng học ngành Điện tử - Viễn thông của một trường đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng. “Ngày đó chọn nhầm nghề, nên em chán. Em học ở đó 2 năm nhưng chỉ có 1 học kỳ lên lớp, còn lại em chỉ đi thi cho qua năm. Tuy nhiên, vì không phải ngành mình thích nên em quyết định dừng lại. Em theo bạn bè đi khắp nơi, thử làm đủ nghề theo kiểu “trải nghiệm cuộc đời”, và cũng gặp đủ các thành phần. Em suýt sa ngã đó!”, Khoa cười chia sẻ.
Tuổi trẻ bồng bột. Đứng trước sự cám dỗ của xã hội với không ít đối tượng xung quanh nghiện ngập, đánh đấm, cướp bóc thì nếu không là người có ý chí mạnh mẽ sẽ khó lòng vượt qua được. Hiểu rõ điều đó, Khoa bắt đầu tìm một con đường mới cho cuộc đời mình... và tìm đến với ĐH Duy Tân.
“Em thấy mình thích kinh doanh. Thấy ĐH Duy Tân có chương trình đào tạo chất lượng tại khoa Quản trị kinh doanh... hợp với mình, vậy là em chọn thôi. Vào đây học, em rất ưng. Và cũng từ đây, em được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ rồi mới biết đến nhóm SOS Đà Nẵng”, Văn Khoa cho biết.
Những cung đường xa không làm nản lòng tuổi trẻ
“Em đã từng gặp tai nạn về xe cộ, nên nghĩ giữa đêm hôm mà ai đó bị nạn, không người giúp đỡ thì khổ biết chừng nào. Cứu nạn rất nhiều lần rồi mà em thấy trường hợp nào cũng thật đáng thương. Em nhớ nhất là vụ tai nạn trên đỉnh Bàn Cờ. Cái xe của người bị nạn vỡ nát, cổ xe máy gần như đứt lìa xa, mấy anh em trong nhóm phải khó khăn lắm mới đưa được xuống núi. Người bị nạn thì được đưa vội vào bệnh viện cấp cứu. May lắm họ được cứa chữa kịp thời. Còn có vụ tai nạn trên đèo Hải Vân, đẩy xe của họ về đến thành phố mà chân tay, bả vai rã rời. Nhưng khi nhận được những lời cảm ơn tới tấp, nhìn ánh mắt ngạc nhiên vui mừng của họ, em vui lắm, sướng vô cùng. Giờ em mới hiểu, niềm vui đôi khi thật giản dị nhưng bao hàm thật nhiều ý nghĩa”, Khoa tâm sự.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Văn Khoa (đứng đầu tiên bên trái ảnh trên, thứ 2 từ trái sang ảnh dưới) cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn

Ban đầu, mỗi đêm nhóm SOS Đà Nẵng chỉ tiếp nhận và xử lý khoảng 6, 7 trường hợp, nhưng giờ đây có đêm cả nhóm chia nhau làm đến 15 trường hợp. Nhiều nhất là các trường hợp xe bị đinh xịt lốp không đi được, xe hết xăng, đứt dây côn,… Lúc đó các anh em lại cùng nhau xử lý vá xe, đẩy xe về thành phố. Những ngày cao điểm, các nhóm có khi thức đến 4, 5 giờ sáng để xử lý các trường hợp như vậy. Nhóm làm tự nguyện và mọi người trong nhóm luôn hỗ trợ nhau rất nhiều. Riêng Khoa là sinh viên nên các anh em ưu tiên lắm. Khi mệt, khi bận ôn thi các anh đều nhắc về sớm để nghỉ ngơi và thi cử cho tốt, nên Khoa luôn cảm thấy thực sự thoải mái.
Nhóm SOS Đà Nẵng, các thành viên còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Mỗi người một nghề từ đầu bếp, pha chế, IT, tài xế, làm bất động sản, hay đang là sinh viên. Nhưng khi hội tụ về đây anh em sống thương yêu đùm bọc như người một nhà. Giờ đây không chỉ những cái tên Danh, Sơn, Tiến, Khánh, Vũ, Khoa, Triều,… đã trở nên thân quen với nhau và rất thân thuộc với người dân Đà Nẵng, khiến những người đi làm về muộn luôn thấy tin cậy và yên tâm, có thể gọi giúp đỡ trên mọi cung đường.
Chính người bị nạn cũng xin gia nhập làm thành viên cứu nạn
“Thú vị lắm, khi hiện tại có thành viên trong nhóm là người từng gặp nạn được nhóm giúp đỡ. Song Chiến trong một lần xe bị đứt dây côn giữa đêm tại đường Ngũ Hành Sơn, mà xung quanh quán hàng đã im lìm đi ngủ, được nhóm hỗ trợ, đã tình nguyện gia nhập nhóm, như để “trả nghĩa” và góp sức giúp đỡ mọi người. Hiện tại nhóm đã có trụ sở đặt tại kiệt 816 đường Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng), nên chúng em mong muốn sẽ thật nhiều người sẽ gia nhập, để cơ hội giúp người được nhiều hơn”, Khoa cho biết.
Hiểu rõ ý nghĩa của việc giúp người, mỗi thành viên trong nhóm cũng chính là những cây cầu kết nối bạn bè, kêu gọi mọi người cùng tham gia. Khoa cũng là một trong số đó khi giờ đây, Khoa đã có thêm rất nhiều bè bạn là sinh viên trên địa bàn TP.Đà Nẵng cùng tham gia vào hoạt động này. Một lời nhắn nhủ với các bạn trẻ, Khoa chỉ tâm huyết: “Đừng vì một chút bồng bột của tuổi trẻ mà mất đi niềm tin trong cuộc sống hay đánh mất chính mình. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời lắm, phép màu vẫn luôn xuất hiện khi chúng ta có một tấm lòng thương yêu, một trái tim đồng cảm, bao dung để chia sẻ khó khăn với mọi người”.
Không chỉ tham gia cứu người, nhóm SOS Đà Nẵng còn tổ chức rất nhiều các hoạt động từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu, cả nhóm cùng chung tiền giúp đỡ, cùng đi kêu gọi mọi người đóng góp quần áo cũ, đồ dùng, gạo, bánh, sữa để hỗ trợ trẻ em nghèo và người dân vùng cao. Tới nay, trước tấm lòng của những chàng trai trẻ trong nhóm SOS Đà Nẵng, các “mạnh thường quân” đã góp sức rất nhiều. Nhóm đã xây dựng Quỹ Từ thiện để bản thân và mọi người cùng chung tay vì cộng đồng xã hội.
Thông tin liên hệ: Nhóm SOS Đà Nẵng
Trụ sở: K816 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng
Người đại diện: Đặng Ngọc Tiến
SĐT liên hệ: 0708096446 - 0935434161 - 0799593247
[You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết