Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Fri Dec 25, 2020 9:53 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của Sinh viên DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
Sau 3 tháng lên ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm để hoàn thiện trọn vẹn dự án, 10 đội thi đã bước vào Chung kết vòng Sơ khảo cấp trường Cuộc thi Hult Prize 2021 diễn ra vào chiều ngày 20/12/2020, tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Đây không chỉ là sân chơi sáng tạo lành mạnh và bổ ích mà còn là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, tài năng khởi nghiệp của các bạn sinh viên Duy Tân.
Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize _O8A3784c-16
TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân
phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU

Tham dự buổi lễ, về phía khách mời có sự tham dự của ông Võ Đức Anh - Phó trưởng phòng Quản lý Công Nghệ Sở Khoa học Công nghệ Tp. Đà Nẵng, TS. Vũ Xuân Trường - Giám đốc Ươm tạo Vườn ươm khởi nghiệp Đà Nẵng, ông Phan Thế Đức - Giám đốc đại diện Miền Trung - TOPPION GROUP, ông Đặng Công Lĩnh - Giám đốc công ty SundayCorp, anh Đặng Minh Dương - Chủ nhà hàng Cơm niêu Sơn Dương, chủ nhiệm CLB Doanh nhân cựu sinh viên Duy Tân; về phía Đại học Duy Tân có TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trần Nhật Tân - Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, anh Nguyễn Đức Kiên - Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Khởi nghiệp cùng đông đảo các bạn sinh viên Duy Tân.

Phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Đây là năm thứ Hai Hult Prize chính thức quay trở lại Đại học Duy Tân và hứa hẹn một hành trình chinh phục giải thưởng đầy hấp dẫn. Từ cuộc thi này, sinh viên Duy Tân có thể phát huy khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo và bắt tay vào quá trình khởi nghiệp cùng với những ý tưởng kinh doanh “táo bạo”. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và đóng góp các dự án tiềm năng vào việc tìm ra các giải pháp kinh tế thiết thực, giải quyết vấn đề về lương thực thực phẩm hiện nay.”

Cuộc thi Hult Prize 2021 với chủ đề “Biến lương thực thực phẩm thành nguồn động lực thay đổi mới”. Từ chủ đề này, 10 đội thi của sinh viên Duy Tân đã tạo lập các doanh nghiệp lương thực thực phẩm khả thi, hướng tới mục tiêu tạo ra việc làm, kích thích nền kinh tế, hình thành lại chuỗi cung ứng thực phẩm có khả năng tác động tích cực và cải thiện thu nhập cho người dân. Đội thi có dự án xuất sắc nhất sẽ bước vào đấu trường quốc tế và chinh phục giải thưởng tại Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize.

10 đội thi tham dự vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU với các dự án khởi nghiệp hấp dẫn, như: “AforD - Thương mại điện tử Nông sản”, “VNV - Vietnamese Vegetables”, “Lua Nuoc - Ống hút lúa nước”, “GÔDY - Goody minimart”, “Convenient Bánh mì - Máy bán bánh mì tự động”, “F&f - Ứng dụng sức khỏe”, “Happy Truck - Doanh nghiệp giải quyết thực phẩm thừa”, “Happy Mask - Khẩu trang từ bã mía”, “Medical Food - Bữa ăn y khoa”, “FWP - Máy tái chế thực phẩm thừa”. Mỗi đội thi thuyết trình về dự án của mình và trả lời các câu hỏi mà Ban Giám khảo đặt ra.
Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize _O8A3871c-89
Sinh viên thuyết trình về dự án của đội

Không chỉ là mang đến cuộc thi những dự án đầy tiềm năng, các đội thi còn khiến cho Ban Giám khảo rất “đau đầu” khi chọn ra đội có ý tưởng sáng tạo nhất, khả thi nhất. Kết quả cuối cùng:

- Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất” thuộc về dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa”.
- Giải thưởng “Dự án Tiềm năng nhất” thuộc về dự án “Lua Nuoc - Ống hút làm từ lúa nước”.
- Giải thưởng “Dự án được yêu thích nhất” thuộc về dự án “Happy mask - Khẩu trang làm từ bã mía”.

Trong số 10 dự án lọt vào Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa” của bạn Nguyễn Văn Hoàng Long, Phạm Khắc Minh Đức - Khoa Điện-Điện tử và bạn Nguyễn Minh Huy - Khoa Quản trị Kinh Doanh sẽ đại diện Đại học Duy Tân tham dự Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize trên quy mô toàn cầu. Với tình trạng thức ăn thừa bị lãng phí hiện nay, nhóm sinh viên đã lên ý tưởng và phát triển dự án FWP. Đây là dự án sản xuất máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm từ nguồn nguyên liệu là thức ăn thừa. Với dự án này, không chỉ có thể tránh lãng phí nguồn thực phẩm thừa, mà còn có thể giảm thiểu giá thành cho các sản phẩm thức ăn cho gia súc gia cầm, từ đó giúp giảm thiểu chi phí cho người nông dân.

Trong thời gian tới, dự án FWD sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển dự án của mình để đại diện cho Đại học Duy Tân tham dự Vòng Chung kết Hult Prize khu vực Đông Nam Á để giành 1 trong 3 suất đại diện khu vực tham gia chương trình đào tạo toàn cầu tại London từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021.

(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4938&pid=2064&lang=vi-VN

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Sat Dec 26, 2020 6:12 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Làm khẩu trang bằng bã mía
Xuất phát từ ý tưởng mong muốn tạo ra một loại khẩu trang thân thiện với môi trường, nhóm sinh viên Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học (ĐH) Duy Tân Đà Nẵng cùng nghiên cứu, sản xuất loại khẩu trang đặc biệt làm từ bã mía.

Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize Images1589391_1
Nhóm sinh viên Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Duy Tân cầm trên tay lớp màng vải làm từ bã mía. Ảnh: X.Đ
Tại Festival Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng 2020 diễn ra ngày 21-11, nhiều cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố dành sự quan tâm đặc biệt với gian trưng bày ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của nhóm sinh viên Trường ĐH Duy Tân với mô hình làm khẩu trang thân thiện môi trường từ nguyên liệu bã mía. Đây là ý tưởng sáng tạo của nhóm 5 sinh viên gồm: Nguyễn Hồng Dung, Võ Thị Hàn Châu, Nguyễn Lê Nhật Mai, Nguyễn Thị Thanh Nga (cùng là sinh viên năm 2 Khoa Điều dưỡng) và Phan Văn Thịnh (sinh viên năm 4 Khoa Quản trị kinh doanh) với sự hướng dẫn của TS. Lê Hoàng Sinh, Giám đốc Trung tâm Hóa tiên tiến, Trường ĐH Duy Tân.

Nguyễn Hồng Dung - Trưởng nhóm cho biết: “Tại Hội thi Startup Duy Tân 2020 vào tháng 9, chúng em mạnh dạn đề xuất ý tưởng chế tạo khẩu trang làm từ bã mía và nhận được sự khuyến khích, tạo điều kiện của thầy, cô. Chúng em mong muốn tạo ra loại khẩu trang thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe người; đồng thời thông qua công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức mang khẩu trang bảo vệ bản thân, phòng chống Covid-19”.

Theo Võ Thị Hàn Châu, việc nhiều người sử dụng khẩu trang 1 lần rồi vứt bừa bãi ra đường, gây ô nhiễm đã thôi thúc nhóm sinh viên này quyết tâm tạo ra một loại khẩu trang dễ dàng phân hủy, không gây tác động đến môi trường. Qua tìm hiểu, bã mía đã được nhiều người sử dụng chế tạo thành các ly nhựa, hộp đựng cơm, sổ tay, lịch, nhưng chưa được chế tạo thành khẩu trang.

“Thực tế cho thấy, việc có ý tưởng là một chuyện nhưng nghiên cứu, tạo ra sản phẩm là không đơn giản. Với sinh viên năm thứ hai như chúng em, hạn chế lớn nhất là kiến thức. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, chúng em vẫn chưa tìm ra được sản phẩm khẩu trang nào làm từ bã mía… Một cơ duyên đến với chúng em khi Trung tâm Khởi nghiệp Trường ĐH Duy Tân đã kịp thời kết nối nhóm với TS. Lê Hoàng Sinh, người đang có công trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm thân thiện với môi trường từ nguyên liệu bã mía”, Võ Thị Hàn Châu chia sẻ thêm.

Trong khi đó, TS. Lê Hoàng Sinh đánh giá cao ý tưởng sáng tạo, thiết thực của các bạn trẻ. Đề tài của các bạn cũng tương đồng với công trình nghiên cứu của ông hơn 1 năm qua về công dụng của bã mía trong việc tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm, công đoạn khó và quan trọng nhất chính là việc tạo ra lớp màng vải. “Để tạo ra khẩu trang thân thiện với môi trường, trước tiên phải làm sao cho sản phẩm an toàn với sức khỏe con người, không gây kích ứng da. Sau hơn 2 tháng tích cực nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, chúng tôi đã tạo được lớp màng vải đáp ứng điều kiện này, nhưng vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm phù hợp các tiêu chí đánh giá an toàn của Bộ Y tế”, TS. Lê Hoàng Sinh nói.

Dự kiến đầu năm 2021, nhóm sinh viên sẽ nhanh chóng hoàn thành sản phẩm để gửi đến Bộ Y tế kiểm định, cấp phép sản xuất. Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp - Trường Đại học Duy Tân Nguyễn Huỳnh Linh khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, là cầu nối để quảng bá, kết nối sản phẩm của các sinh viên đến với doanh nghiệp và người dân.

XUÂN ĐÔNG
Nguồn: baodanang.vn/channel/5433/202011/lam-khau-trang-bang-ba-mia-3873278/index.htm

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết