Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Fri Dec 25, 2020 9:58 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Tác phẩm Sợi nhớ của Giảng viên Khoa Kiến trúc DTU được giới thiệu tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020
Tác phẩm “Sợi nhớ” của thầy Nguyễn Tiến Việt - Giảng viên Khoa Kiến trúc của Đại học Duy Tân đã vinh dự được lựa chọn giới thiệu tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) vào ngày 1/12/2020. Đây là hoạt động do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (trước đây là Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, sau năm 2015 đổi thành Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam) là sự kiện mỹ thuật được tổ chức 5 năm 1 lần nhằm tổng kết và đánh giá quá trình hoạt động sáng tạo, công bố các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của giới mỹ thuật Việt Nam, ghi nhận những thành tựu sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc trên cả nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tác phẩm Sợi nhớ của Giảng viên Khoa Kiến trúc DTU được giới thiệu tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020 Image_6483441c-87
Tác phẩm “Sợi nhớ” đã vinh dự được lựa chọn
giới thiệu tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020

Sau hơn 6 tháng từ khi phát động, Ban Tổ chức đã nhận được tổng số 3.571 tác phẩm của 1.382 tác giả từ 58/63 tỉnh, thành phố gửi về tham dự. Trong đó, Hội đồng Nghệ thuật đã lựa chọn ra 497 tác phẩm của 483 tác giả để trưng bày. Cụ thể, với thể loại điêu khắc và sắp đặt có 117 tác phẩm của 105 tác giả; với thể loại hội họa, đồ họa, nghệ thuật trình diễn, video art và các hình thức nghệ thuật đương đại khác có 380 tác phẩm của 378 tác giả. Năm nay, triển lãm mở rộng đối tượng tham dự. Ngoài các họa sĩ trong nước còn có các họa sĩ Việt kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Được sáng tác trên chất liệu khắc gỗ phá bản - một chất liệu sáng tác mỹ thuật đồ họa truyền thống của Việt Nam, tác phẩm “Sợi nhớ” của thầy Nguyễn Tiến Việt gợi tả lại một kỷ vật của chính người Ba của tác giả, đó là chiếc máy may thời kỳ bao cấp. Tác phẩm là kết quả của quá trình lao động miệt mài và công phu của tác giả trong vòng 2 tháng với các công đoạn in và khắc vô cùng tỉ mỉ.
Tác phẩm Sợi nhớ của Giảng viên Khoa Kiến trúc DTU được giới thiệu tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020 Image_6487327c-11
Thầy Nguyễn Tiến Việt - Giảng viên Khoa Kiến trúc Đại học Duy Tân
bên tác phẩm được giới thiệu tại Triển lãm

Chia sẻ về tác phẩm “Sợi nhớ”, thầy Nguyễn Tiến Việt cho biết: “Trong thời kỳ bao cấp của nước ta, cùng với những vật dụng ‘huyền thoại’ khác như Ti vi đen trắng, đài cassette, quạt điện, đầu băng,... thì chiếc máy may là một trong những vật dụng gợi nhớ lại nhiều cảm xúc về những năm tháng khó khăn. Đối với gia đình tôi, chiếc máy may thực sự quan trọng vì đó là công cụ kiếm sống hàng ngày mà Ba tôi sử dụng để nuôi cả gia đình và làm nên tên tuổi của Ba thời bấy giờ. Hình ảnh chiếc máy may trong tác phẩm ‘Sợi nhớ’ không chỉ gợi lại những ký ức thân thương về người thân trong gia đình của riêng tôi mà còn khơi nguồn cho những ký ức về quá khứ vất vả của cả dân tộc.”

Trước đó, thầy Nguyễn Tiến Việt từng nhận được giải C từ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2019 bằng tác phẩm tranh khắc gỗ với nhan đề “Phận”.

Tham dự các hoạt động triển lãm là cơ hội cho các giảng viên ngành Kiến trúc của Đại học Duy Tân có cơ hội để kết nối và học hỏi được thêm nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn từ các đồng nghiệp, đồng thời mang đến nhiều động lực hơn trong sự nghiệp giảng dạy và công việc sáng tác.

(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4917&pid=2064&lang=vi-VN

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Sat Dec 26, 2020 6:10 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Thầy Hiệu trưởng truyền cảm hứng cho sinh viên: Vì sao học Đại học?
GDVN- Học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu, còn giảng đường đại học không phải là ngôi trường cuối cùng bạn đến.
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với sinh viên trong buổi giao lưu về “Bí quyết thành công khi học ở Đại học” được tổ chức mới đây.

Học đại học có phải là lần cuối bạn đến trường?

Buổi nói chuyện của Tiến sĩ Bảo đã thu hút rất đông sinh viên, giảng viên đến tham dự, cùng chia sẻ những kinh nghiệm về “cách học” ở môi trường Đại học.
Tác phẩm Sợi nhớ của Giảng viên Khoa Kiến trúc DTU được giới thiệu tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020 Gdvn-tiensibao-giaoduc-net-vn-6191
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân trò chuyện với sinh viên về cách học ở môi trường Đại học. Ảnh: AN

Đây đều là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các tân sinh viên có thể “bám trụ” lại môi trường đại học khắc nghiệt, qua đó phát triển năng lực bản thân trong môi trường mới.

Từng tốt nghiệp thủ khoa Đại học ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Bang New York và thủ khoa Thạc sĩ ngành Hệ thống Thông tin tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ);

Những trải nghiệm của vị Hiệu trưởng trẻ tuổi được xem là “chìa khóa” để sinh viên hướng đến một con đường mới.
Như mong muốn lớn nhất của thầy là giúp các bạn xác định rõ ràng mục tiêu học tập và con đường thành công.

Mở đầu câu chuyện, vị Hiệu trưởng đặt vấn đề: “Học đại học có phải là lần cuối cùng các bạn đến trường hay không?”

“Đối với một số người, kết thúc chặng đường đại học sẽ là lần cuối cùng các bạn đến trường, nhưng cũng có nhiều bạn sẽ học nâng cao trình độ lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Bên cạnh đó, khi các bạn bước chân vào đời, trường đời chính là một loại trường học nữa. Do vậy, học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu”, thầy Bảo nói.

Nên học đại học cũng chỉ là một chặng mở đầu cho “đoạn đua marathon” khốc liệt sau này.

Trong buổi trò chuyện, thầy Bảo đã chỉ ra sự khác biệt giữa học ở đại học và học trung học.

“Ở đại học ngày nay, sinh viên sẽ học theo tín chỉ, bài giảng dựa trên giáo trình và khối lượng kiến thức rất lớn, đòi hỏi các bạn phải tham khảo nhiều nguồn tư liệu.

Sinh viên cũng phải tự ôn thi và chủ động tiếp cận giảng viên hoặc cố vấn học tập để được giải đáp những thắc mắc trong quá trình học.

Vì vậy, xác định động lực học và đặt ra kỷ luật ‘sắt’ trong thói quen tự học là điều rất quan trọng đối với sinh viên khi học tập ở môi trường đại học”, thầy chia sẻ thêm.

Qua những câu chuyện sinh động, thầy hiệu trưởng còn khơi gợi cảm hứng tham gia các hoạt động cộng đồng cho sinh viên, chia sẻ cách thức quản lý thời gian sao cho hiệu quả trong học tập và sinh hoạt.

“Vì sao học đại học”?

Quan trọng nhất với một sinh viên là xác lập động lực “Vì sao học Đại học?” để từ đó lên kế hoạch một cách khoa học.
Tác phẩm Sợi nhớ của Giảng viên Khoa Kiến trúc DTU được giới thiệu tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020 Gdvn-buoinoichuyen-giaoduc-net-vn-6213
Các bạn sinh viên cần mạnh dạn dám nghĩ, dám làm. Ảnh: AN

“Sinh viên cần xác định động lực học vì tương lai bản thân, vì niềm tin của gia đình, và quyết định lựa chọn ngành học vì chính mình.

Mỗi bạn phải tự cân đối giữa các nhu cầu ăn, học và ngủ, đồng thời, cần đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch dài hạn với ít nhiều tham vọng.

Tôi luôn luôn mong các bạn có tham vọng, miễn sao tham vọng của các bạn đi đúng hướng, tham vọng để đạt được những thành tích tốt trong học tập và làm những điều có ích cho xã hội.

Điều này ít nhiều cũng sẽ giúp trả lời cho câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng ta nên xin việc hay khởi nghiệp? Điều đó còn tuỳ theo tham vọng và năng lực của mỗi người”, thầy Bảo nói.

Thầy Hiệu trưởng cũng khuyên các bạn sinh viên cần định hướng đúng đắn về mục tiêu học tập, định hướng nghề nghiệp, và nung nấu các ý tưởng để bắt tay vào con đường khởi nghiệp ở một thời điểm nào đó trong tương lai, nếu điều kiện cho phép.

Có thể soi chiếu từ các tấm gương sáng là những thế hệ sinh viên đã đạt các giải thưởng danh giá hay các cựu sinh viên đã khởi nghiệp thành công với số vốn lên đến hàng triệu đô.

“Điều tôi mong muốn nhất ở các bạn là sự nỗ lực, phấn đấu hết mình, dám nghĩ dám làm.

Không sợ hãi hay chùn bước trước thất bại, bởi đằng sau mỗi thất bại là một lần các bạn được khai sáng để đứng dậy tiếp tục tiến lên với vốn kinh nghiệm nhiều hơn”, thầy Bảo chia sẻ.

AN NGUYÊN
Nguồn: giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thay-hieu-truong-truyen-cam-hung-cho-sinh-vien-vi-sao-hoc-dai-hoc-post213847.gd

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết