Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Wed Nov 24, 2021 5:26 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

‘Biến’ thức ăn thừa thành hạt cám cho lợn và phân bón
Một nhóm sinh viên nghiên cứu và chế tạo một loại máy có khả năng xử lý thức ăn thừa thành hạt cám cho lợn, giúp ích cho ngành chăn nuôi và tránh lãng phí thức ăn.
Tránh lãng phí thực phẩm, ô nhiễm môi trường
Theo nhóm sinh viên của Trường ĐH Duy Tân, mỗi ngày có 87% hộ gia đình thải hai đĩa thức ăn thừa, điều này gây lãng phí thực phẩm và làm ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi thường sử dụng đồ ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, một nhóm 4 sinh viên của trường đã lên ý tưởng thiết kế và chế tạo máy xử lý thực phẩm thừa.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm nghiên cứu gồm 4 sinh viên
NVCC

Trưởng nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàng Long chia sẻ: “Từ khi lên ý tưởng triển khai cho đến khi hoàn thiện sản phẩm, nhóm làm không ngừng nghỉ trong vòng một tháng. Chúng tôi đã hoàn thiện phiên bản đầu tiên nhanh nhất có thể để tham gia cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 khu vực Đông Nam Á”.

Với chiều cao 80 cm, rộng 70 cm, máy nghiền thức ăn có buồng chứa lên đến 16 kg thức ăn thừa. Mỗi khi ra thành phẩm, máy có thể tự động ngắt.

Người sử dụng chỉ cần bỏ thức ăn thừa, thực phẩm thừa vào máy để chúng được xay nghiền trong vòng 30 - 45 phút. Máy tự động nghiền và loại bỏ nước trong thực phẩm theo hệ thống đường ống. Sau khi nghiền nát, máy sẽ sấy khô toàn bộ thực phẩm thừa ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 3 giờ.

Cuối cùng, bộ phận xay mịn sẽ hoạt động, vừa xay, vừa trộn với một lượng vi sinh nhất định để tạo ra thành phẩm là hạt cám mịn. Như vậy, chỉ trong vòng 4 giờ, máy có thể xử lý tối đa 16 kg thức ăn thừa và cho ra được 4kg thành phẩm.

Sinh viên Phạm Khắc Minh Đức, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Hạt cám do máy tạo ra dễ dàng tiêu hóa trong đường ruột của lợn, đảm bảo sạch, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. So với các loại cám mua trên thị trường thì người chăn nuôi có thể yên tâm hơn về độ sạch và chất dinh dưỡng bởi vì do chính họ có thể tạo ra nguồn thức ăn sẽ yên tâm hơn”.

Mang công nghệ dự thi, gọi vốn
Dự án của nhóm sinh viên bước vào vòng chung kết trong cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 nhưng không đạt giải.

Dù vậy, nhóm sinh viên vẫn tiếp tục cố gắng hoàn thiện sản phẩm và mang công nghệ của họ đi tham dự các cuộc thi và gọi vốn đầu tư trong thời gian tới như: giải thưởng nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, chương trình sáng kiến năng lượng bền vững, cuộc thi khởi nghiệp dành cho các sinh viên ở khu vực Đông Nam Á (P2A)…
[You must be registered and logged in to see this image.]
Máy xử lý thực phẩm thừa
NVCC

Là giảng viên hướng dẫn nghiên cứu cho nhóm sinh viên, thạc sĩ Phạm Ngọc Quang thuộc Trung tâm Điện - Điện tử (CEE) của Trường ĐH Duy Tân, chia sẻ: “Thành viên nhóm nghiên cứu là những nhân tố tốt, không những có kỹ năng làm việc độc lập mà còn làm việc nhóm ăn khớp với nhau. Tuy những ngày đầu chạy dự án, nhóm còn gặp khó khăn về tư duy, suy nghĩ trên lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Nhưng với sự quyết tâm học hỏi, các em đã hiện thực hóa thành công ý tưởng của mình”.

Ông Quang đánh giá: “Máy xử lý thực phẩm thừa sẽ tạo ra tiền đề cho một hướng mới giải quyết vấn đề của người nông dân về dịch tả lợn và nông sản hư hỏng, hộ gia đình và trang trại chăn nuôi dễ dàng sử dụng. Máy khi đưa vào thực tiễn tạo ra sản phẩm có hiệu năng tốt, tăng năng suất lao động, giảm bớt gánh nặng kinh tế và đem lại môi trường sạch”.

Còn Nguyễn Thanh Hùng, thành viên nhóm nghiên cứu, bộc bạch: “Niềm vui và hạnh phúc của chúng tôi là khi nhìn thấy sản phẩm dần hoàn thiện từng ngày. Chúng tôi càng vui hơn khi được mang sản phẩm tham dự các cuộc thi, hội thảo kêu gọi vốn đầu tư”.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhóm tác giả mong muốn mang sản phẩm tốt đến người nông dân
NVCC

Dự kiến giá bán của máy nghiền thực phẩm thừa là khoảng 25 triệu. Nhóm sinh viên đang cố gắng cải thiện sản phẩm để có giá thành hợp lý với túi tiền của người nông dân. So với máy Exbio cùng loại của Hàn Quốc đã sản xuất giá thành khoảng 30-40triệu/máy thì máy của nhóm rẻ hơn.

Nhóm nghiên cứu cho hay, máy không những tạo thức ăn cho lợn mà còn tạo ra được phân bón, nếu người sử dụng thay thế vi sinh hỗ trợ cho việc tạo ra phân bón để trồng trọt trong quá trình định lượng và xay mịn.

Một đơn vị doanh nghiệp ở Đà Nẵng vừa có đề nghị sẽ hỗ trợ nhóm sinh viên sản xuất máy "biến" thực phẩm thừa cám cho lợn, với điều kiện họ phải đạt được ít nhất một thành tích trong các cuộc thi sắp tới.
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Sat Nov 27, 2021 1:25 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng
Nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nghiên cứu và giải quyết việc làm cho sinh viên, sau một thời gian đàm phán, Đại học Duy Tân đã tiến hành ký kết hợp tác với Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng vào sáng ngày 16/11/2021 qua hình thức trực tuyến. Thỏa thuận này được ký kết trên cơ sở lợi ích chung của việc bồi dưỡng nguồn nhân lực ưu tú trong các lĩnh vực ngoại ngữ, kinh doanh, khoa học công nghệ, du lịch,… và tăng cường hợp tác giao lưu giữa hai bên.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ông Trần Chấn Bình - Hội trưởng Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng
phát biểu tại Lễ ký kết

Tham dự Lễ ký kết, về phía Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng, có sự tham gia của ông Trần Chấn Bình - Hội trưởng, ông Hứa Chí Thành - Phó Hội trưởng, ông Thái Hữu Hâm - Thư ký trưởng, ông Lâm Nguyên Phong - Ủy viên quản lý; về phía Đại học Duy Tân, có TS. Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trần Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ, TS. Nguyễn Đức Hiền - Trưởng phòng Hợp tác Doanh nghiệp và Chuyển giao Công nghệ, TS. Đặng Thụy Liên - Trưởng khoa Tiếng Trung cùng các giảng viên khoa Tiếng Trung.

Được biết, Hiệp hội Thương mại Đài Loan đã hoạt động tại Việt Nam được 28 năm và hiện có 14 Hiệp hội ở các tỉnh thành như: Tp. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Đà Nẵng, Lâm Đồng, Tp. Hải Phòng, Tây Ninh, Long An, Thái Bình, Vũng Tàu, Bắc Ninh, Hà Tĩnh. Việc thành lập Hội thương mại chủ yếu với mục đích để cho các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam có thể giao lưu và chia sẻ các vấn đề về kinh doanh. Trong đó, khu vực từ Huế đến Quảng Ngãi, Hội có tổng cộng 47 công ty thành viên. Các danh mục kinh doanh bao gồm: quần áo may sẵn, gỗ, khai thác mỏ, dịch vụ ăn uống, du lịch, thủy sản, vận chuyển, tài chính và bảo hiểm nhân thọ,... Hội Thương mại Đài Loan cũng tổ chức nhiều hoạt động khác, như: hỗ trợ các trường học xây dựng phòng tin học, tổ chức thăm khám bệnh miễn phí ở vùng nông thôn và cấp học bổng cho học sinh, sinh viên...

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Trần Chấn Bình - Hội trưởng Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng chia sẻ: “Hôm nay tôi vô cùng vui mừng khi được tham gia Lễ ký kết hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng. Điều đầu tiên, thay mặt Hội Thương mại, tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Phú và cô Đặng Thụy Liên đã tạo cơ hội để kết nối và tổ chức buổi ký kết hợp tác giữa hai bên. Hi vọng rằng, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác hiệu quả. Cuối cùng tôi xin kính chúc mọi người sức khỏe, bình an và hạnh phúc.”
[You must be registered and logged in to see this image.]
TS. Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân
cùng ông Trần Chấn Bình - Hội trưởng Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng ký kết biên bản hợp tác

Sau thời gian đàm phán, Đại học Duy Tân tiến hành ký kết hợp tác với Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng ở các lĩnh vực:

- Hội Thương mại Đài Loan sẽ tuyển chọn sinh viên xuất sắc phù hợp với yêu cầu của chương trình học bổng và trao học bổng cho sinh viên,
- Hội cung cấp cơ hội thực tập cho sinh viên Đại học Duy Tân và quy định thời gian thực tập cho mỗi năm,
- Hội Thương mại Đài Loan chọn ra những sinh viên xuất sắc nhất trong ngày hội việc làm được tổ chức tại Đại học Duy Tân.

Về phía Đại học Duy Tân, nhà trường sẽ đáp ứng các yêu cầu như:

- Giới thiệu những sinh viên xuất sắc nhất cho chương trình học bổn,
- Giới thiệu danh sách các sinh viên năm cuối có thành tích xuất sắc. Những sinh viên này sẽ được tham gia vào chương trình thực tập của Hội và có thể được tuyển dụng làm nhân viên chính thức sau khi tốt nghiệp nếu đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của các công ty trong Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng,
- Hỗ trợ tổ chức ngày hội việc làm và giới thiệu các sinh viên phù hợp với tiêu chí tuyển dụng cho các công ty của Hội Thương mại Đài Loan.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, việc trao đổi và ký kết trực tuyến giữa Đại học Duy Tân và Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng là phương pháp hiệu quả, làm cơ sở triển khai các hoạt động hợp tác giữa các bên.

(Truyền Thông)

Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết