Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Sun Jan 21, 2024 4:39 pm

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

Nghiên cứu nấm quý, sinh viên Duy Tân tốt nghiệp với bài báo Q1 cùng 'Poster Xuất sắc' tại Hội nghị về Nấm
Theo đuổi đến cùng đam mê với ngành Công nghệ Sinh học, sinh viên Lê Nguyễn Gia Thi đã gặt hái được “quả ngọt” đầu tiên khi bảo vệ thành công Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài “Ứng dụng chỉ thị phân tử ITS trong định danh loài nấm gây bệnh trên Nhộng trùng thảo loài Cordyceps militaris”.

Với kết quả nghiên cứu này, Gia Thi và các bạn cùng nhóm nghiên cứu tại Đại học (ĐH) Duy Tân đã công bố 1 bài báo hạng Q1 có chỉ số IF=4.6 trên tạp chí quốc tế uy tín Scientific Reports (thuộc hệ thống Nature Portfolio) với tiêu đề “First report of emerging fungal pathogens of Cordyceps militaris in Vietnam”. Đề tài cũng đã được trao giải “Báo cáo Poster Xuất sắc” tại Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ V tổ chức tại Hà Nội ngày 26/11/2023.

Hành trình tuổi trẻ vượt khó của cô gái đam mê nghiên cứu nấm quý

Sinh năm 1997, cô gái Gia Thi quyết định tạm dừng việc học khi đang là sinh viên của một trường đại học trước những áp lực kinh tế mà gia đình gặp phải. Không muốn trở thành gánh nặng cho cha mẹ, Gia Thi lao vào các công việc làm thêm để vừa có đủ chi phí trang trải cho cuộc sống của gia đình, vừa tích lũy một khoản tiền để có thể lại tiếp tục theo đuổi học ngành Công nghệ Sinh học về sau.
Nghiên cứu nấm quý, sinh viên Duy Tân tốt nghiệp với bài báo Q1 cùng 'Poster Xuất sắc' tại Hội nghị về Nấm Nc2-161220239819

Bài báo của Gia Thi trên tạp chí Scientific Reports
(Q1, IF=4.6) thuộc hệ thống Nature Portfolio

“Ngay khi dừng việc học, em đã làm rất nhiều công việc mới toanh mà bản thân chưa từng làm như: bảo mẫu cho gia đình người nước ngoài, làm dịch vụ cho thuê nhà trên AirBnb, trợ lý giám đốc cho công ty nước ngoài,... Công việc làm thêm dù khá vất vả nhưng những mục tiêu trước mắt chính là động lực để em vượt qua mọi khó khăn.”, Gia Thi chia sẻ.

Trong 3 năm dốc hết sức để làm mọi công việc có thể làm để kiếm được tiền từ chính bàn tay, trí tuệ và sức khỏe của bản thân, không lúc nào ước mơ cháy bỏng trở lại học đại học của Gia Thi bị lãng quên. Ngược lại, càng làm việc vất vả và gặp nhiều khó khăn thì lòng quyết tâm quay trở lại giảng đường đại học của cô gái trẻ càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

“Trở lại học tập từ con số 0 trong khi bạn bè đồng trang lứa đã tốt nghiệp và đi làm khiến cho em cảm thấy nản lòng và muốn bỏ cuộc rất nhiều lần. Tuy vậy, chính sự yêu thương và hỗ trợ của gia đình cùng bạn bè thân thiết thấu hiểu những gì mình đã trải qua chỉ để được đi học trở lại, đã giúp em có thêm nhiều sức mạnh.

Không lựa chọn theo học trường đại học đã học trước đó, em quyết định học ngành Công nghệ Sinh học tại ĐH Duy Tân khi tìm thấy môi trường học tập có nhiều sáng tạo ở nơi đây. Đặc biệt hơn, em cảm thấy vô cùng may mắn khi cùng các bạn được tham gia trực tiếp vào các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp cùng những giảng viên giàu kinh nghiệm của trường. Đây chính là điểm tựa quan trọng giúp em sớm được tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại cũng như dần tìm hiểu cách viết một bài báo khoa học hoàn chỉnh để có được thành quả như hôm nay.”, Gia Thi cho biết.

Tốt nghiệp với bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín thuộc nhóm Q1

Năm 2023, Gia Thi là một trong nhiều sinh viên ngành Công nghệ Sinh học khóa đầu tiên của ĐH Duy Tân bảo vệ thành công Khóa luận Tốt nghiệp, với đề tài “Ứng dụng chỉ thị phân tử ITS trong định danh loài nấm gây bệnh trên nhộng trùng thảo loài Cordyceps militaris” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thành Trung - cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Dược, Trường Y-Dược (CMP), ĐH Duy Tân. TS. Nguyễn Thành Trung chính là tác giả của mô hình "Tủ nuôi Đông trùng Hạ thảo quy mô hộ gia đình" - từng đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Tp. Đà Nẵng năm 2022.
Nghiên cứu nấm quý, sinh viên Duy Tân tốt nghiệp với bài báo Q1 cùng 'Poster Xuất sắc' tại Hội nghị về Nấm Nc1-16122023928

Gia Thi cùng giải “Báo cáo Poster Xuất sắc”
tại Hội nghị Nấm học toàn quốc lần thứ V

Lê Nguyễn Gia Thi chia sẻ: “Nuôi trồng nấm dược liệu Nhộng trùng thảo (cách gọi phổ biến hơn là Đông trùng Hạ thảo) trong nước đang phát triển với tốc độ rất nhanh và đối mặt với tình trạng nhiễm bệnh rất trầm trọng do một số loài vi nấm ký sinh gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, đồng thời gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi trồng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào tiến hành phân lập, định danh chủng nấm bệnh nên cũng chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

Dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thành Trung và các cán bộ của Trung tâm Công nghệ Sinh học Dược, em đã lựa chọn thực hiện đề tài để tìm ra chính xác tên tác nhân gây bệnh, từ đó tìm ra phương pháp phòng trừ hiệu quả.”
Nghiên cứu nấm quý, sinh viên Duy Tân tốt nghiệp với bài báo Q1 cùng 'Poster Xuất sắc' tại Hội nghị về Nấm Nc3-161220233363
Gia Thi trong ngày nhận Bằng Tốt nghiệp có sự đồng hành
của người hướng dẫn tận tâm TS. Nguyễn Thành Trung

Kết quả đề tài đã xác định được 2 tác nhân gây hại là 2 loài nấm ký sinh có tên:

* Calcarisporium cordycipiticola NT1504, và

* Lecanicillium corprophilum WF2611.

Với đặc tính sinh bào tử rất mạnh và đặc biệt là có mối quan hệ di truyền rất gần với vật chủ là nấm Nhộng trùng thảo Cordyceps militaris đã khiến các loài nấm ký sinh này có tốc độ phát tán và xâm nhiễm vào vật chủ cực kỳ mạnh mẽ. Chỉ sau một thời gian ngắn có thể lây nhiễm cho toàn bộ khu vực nuôi trồng, bắt buộc phải tiêu hủy toàn bộ, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu cũng đã công bố 1 bài báo trên tạp chí Scientific Reports (Q1, IF=4.6) thuộc hệ thống Nature Portfolio, đồng thời đã được trao giải “Báo cáo Poster Xuất sắc” tại Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ V.

TS. Nguyễn Thành Trung cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên trong nước thực hiện việc phân lập, định danh nấm gây bệnh trên Nhộng trùng thảo và cũng là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới chỉ ra loài L. corprophilum có khả năng ký sinh, gây bệnh trên vật chủ. Kết quả này tạo tiền đề vô cùng quan trọng để chúng tôi cũng như các nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu, tìm ra phương pháp phòng và điều trị hiệu quả những tác nhân ký sinh gây bệnh nguy hiểm trên Nhộng trùng thảo, góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nuôi trồng các loại nấm dược liệu quý tại Việt Nam và trên thế giới.

Hiện tại, ngành Công nghệ Sinh học tại ĐH Duy Tân đang tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của Ban Giám hiệu nhà trường thông qua việc thu hút thêm ngày càng nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng viên có trình độ cao tốt nghiệp Tiến sĩ từ các nước có nền khoa học công nghệ phát triển cũng như đang đầu tư thêm các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Nhà trường cũng luôn tạo điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đi học tập, dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giao lưu học hỏi và hợp tác với các nhóm nghiên cứu cùng lĩnh vực quan tâm. Tất cả những điều trên đã tạo thêm động lực cho chúng tôi tiếp tục triển khai những đề tài nghiên cứu vừa mang giá trị học thuật vừa mang tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao uy tín học thuật cũng như đào tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công nghệ Sinh học khu vực miền Trung và cả nước.”

Độc giả xem thêm thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Duy Tân tại đây.

(Nguồn:https://tienphong.vn/nghien-cuu-nam-quy-sinh-vien-duy-tan-tot-nghiep-voi-bai-bao-q1-cung-poster-xuat-sac-tai-hoi-nghi-ve-nam-post1596308.tpo)

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh
Tue Jan 23, 2024 11:48 am

oanhoanh2211
oanhoanh2211
oanhoanh2211

Member

[size=32]Sinh viên Đức trải nghiệm học kỳ trao đổi tại Đại học Duy Tân[/size]
Antonia Franziska Kahlitz, sinh viên đến từ đại học Đức, có 3 tháng học tập và tìm hiểu về văn hóa của Việt Nam cũng như thành phố Đà Nẵng.
 
Antonia Franziska Kahlitz đến từ Đại học Duale Hochschule Baden-Wurttemberg (DHBW) ở Villingen-Schwenningen, phía Nam nước Đức, vừa có một học kỳ trao đổi sinh viên đáng nhớ tại Viện Quản lý Nam Khuê, Đại học Duy Tân. Những trải nghiệm về môi trường học tập, kết nối bạn bè cũng như cuộc sống tại Đà Nẵng không chỉ là kỷ niệm mà còn là một phần hành trang của cô gái trẻ trên con đường phát triển sự nghiệp và hoàn hiện bản thân.
 
Với yêu cầu trao đổi quốc tế trong chương trình học của Antonia tại DHBW, cô cần học thêm một học kỳ tại trường đại học đối tác ở nước ngoài. Sau khi được DHBW giới thiệu về chương trình trao đổi sinh viên với một số trường đối tác, cô gái trẻ quyết định lựa chọn Đại học Duy Tân và ASEAN với chương trình học đa dạng.
Nghiên cứu nấm quý, sinh viên Duy Tân tốt nghiệp với bài báo Q1 cùng 'Poster Xuất sắc' tại Hội nghị về Nấm Image001-8213-1705216857
 
Antonia Franziska Kahlitz chụp ảnh tại Đại học Duy Tân. Ảnh: Đại học Duy Tân
 
Tại Đại học Duy Tân, Antonia đăng ký học 5 môn bằng tiếng Anh gồm: Căn bản Kinh tế vĩ mô, Thương mại quốc tế, Luật thương mại, Quản trị bán hàng, và Anh văn chuyên ngành. Kết quả những môn học này được chuyển tiếp và ghi nhận trong bảng điểm của cô tại DHBW.
 
Chia sẻ cảm nhận khi học tại Viêt Nam, Antonia cho biết cô ấn tượng với sự chào đón của các giảng viên, trợ giảng cùng sinh viên trong lớp. Họ giúp cô nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập mới. Các giảng viên luôn nhiệt tình và chu đáo trong việc giải đáp câu hỏi cũng như lồng ghép những ví dụ thực tế vào chương trình giảng dạy. Nhờ vậy, họ tạo được không khí sôi nổi, hấp dẫn cho từng giờ học và cảm hứng học tập cho sinh viên. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ học tập của trường cũng tương đối tốt khi các phòng được trang bị đầy đủ thiết bị điện tử giúp việc học tập trở nên thuận lợi.
 
"Thư viện nhà trường ở cơ sở Quang Trung là không gian học tập tuyệt vời và là nơi tôi thường xuyên ghé tới", cô tiết lộ.
 
Một điểm nổi bật cũng là điều Antonia thích nhất khi học tập tại Đại học Duy Tân là ngôn ngữ. Viện Quản lý Nam Khuê có nhiều lớp học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Với những sinh viên đến từ các quốc gia không sử dụng tiếng Anh như Antonia, các giảng viên (gồm cả người Việt và người nước ngoài) sẽ kiên nhẫn giảng giải, giải thích cho đến khi họ nắm bắt được vấn đề cũng như có thêm vốn từ vựng mới quan trọng của ngành học. Điều này giúp giúp sinh viên quốc tế cảm thấy thoải mái và dễ dàng trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
 
Theo Antonia, ở Đức, sinh viên không có điểm thành phần trong học kỳ mà chỉ phụ thuộc vào một bài kiểm tra cuối kỳ. Học tập tại Đại học Duy Tân, ngoài giờ giảng trên lớp, cô được tham gia thuyết trình, làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm... và tất cả đều được đánh giá rất khách quan. Từ đây, mỗi sinh viên sẽ nâng cao tính độc lập và phát triển nhiều kỹ năng mềm hữu ích. Một kỹ năng quan trọng mà nữ sinh đến từ Đức đã cải thiện là thuyết trình trước đám đông. Nhờ chương trình học có nhiều bài thuyết trình, cô tự tin hơn khi đứng trước lớp và trình bày về quan điểm của mình hay một vấn đề nào đó.
Nghiên cứu nấm quý, sinh viên Duy Tân tốt nghiệp với bài báo Q1 cùng 'Poster Xuất sắc' tại Hội nghị về Nấm Image003-6414-1705216857
Antonia trong một buổi thuyết trình. Ảnh: Đại học Duy Tân
 
Bên cạnh những môn học theo chương trình đã đăng ký, Antonia còn có cơ hội khám phá đời sống văn hóa Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng thông qua khóa học tiếng Việt cơ bản. Cô hiểu hơn về các danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng như: chùa Linh Ứng, Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, cầu sông Hàn... cùng các phong tục tập quán và cách sống của người dân Đà Nẵng. Qua đó, cô cũng mở rộng góc nhìn và tư duy về nền kinh tế, xu hướng kinh doanh ở Việt Nam, văn hóa công sở của người Việt... Theo Antonia, điều này sẽ giúp ích cho cô trong tương lai khi làm việc trong môi trường đa quốc gia.
 
Kết thúc một học kỳ tại Đại học Duy Tân để quay trở lại Đức học tập, Antonia chia sẻ một học kỳ trao đổi tại đây là trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời. Cô hy vọng sẽ có cơ hội quay trở lại đây vào một ngày gần nhất và sẽ có thêm nhiều sinh viên quốc tế khác cũng có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tại Đại học Duy Tân.
 
Trong những năm gần đây, Đại học Duy Tân đẩy mạnh giao lưu trao đổi sinh viên quốc tế như Hàn Quốc, Anh quốc, Ấn, Độ, Đức, Pháp, Ba Lan... Bên cạnh đó, trường cũng liên tục gửi đi khoảng 200 lượt sinh viên Việt Nam học tập, trao đổi, thực tập, nghiên cứu và làm việc với đối tác là các đại học và doanh nghiệp tại các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật, Singapore...
 
Như Ý
 
Nguồn: https://vnexpress.net/sinh-vien-duc-trai-nghiem-hoc-ky-trao-doi-tai-dai-hoc-duy-tan-4700600.html

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà oanhoanh2211
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết