Change background image
A15 NCT's School 2009 - 2012

Ngôi nhà của kỷ niệm


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Sun Nov 27, 2016 3:35 pm

myhanh1711
myhanh1711
myhanh1711

Member

Một huyền thoại giữa đời thường 1_TFKN
GD&TĐ - Một chiến sĩ cách mạng gan dạ, tài trí, bản lĩnh, một trí thức trong kháng chiến; đồng thời là nhà giáo ưu tú, nhà báo, chuyên gia, doanh nghiệp, quản lý, phong trào thanh niên sinh viên và Mặt trận, đại biểu Quốc hội… nhiệm vụ nào, cương vị nào, Anh hùng Lao động, NGƯT Lê Công Cơ - Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (TP Đà Nẵng) cũng đam mê học tập, sáng tạo, đổi mới để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cuộc đời anh gắn liền với nhiệt huyết, thăng trầm, hàn gắn, xây dựng và phát triển đầy ấn tượng, hấp dẫn, lý thú với tầm nhìn chiến lược và luôn học hỏi, hành động để cống hiến trọn vẹn cho đất nước.
Trưởng thành từ chiến trường khốc liệt
Chiến sĩ Lê Phương Thảo (bí danh của anh Lê Công Cơ) tham gia cách mạng từ năm 1954, năm ấy anh 13 tuổi, hoạt động hợp pháp, bất hợp pháp trong lòng địch với nhiều phương thức, việc làm để tham gia phong trào, xây dựng cơ sở cách mạng. Sống trong lòng địch, trước nhiều tư tưởng khác nhau, anh đã sớm được tiếp thu và lựa chọn con đường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hơn 20 tuổi anh đã thao thức với những chồng chất khó khăn phải đương đầu, không một giây phút ngơi nghĩ làm thế nào để cách mạng miền Nam thắng lợi?
Quá trình hoạt động anh được giao rất nhiều nhiệm vụ để xây dựng phong trào cách mạng. Với trí nhớ tuyệt vời, tài hùng biện, tuyên truyền lôi cuốn, hấp dẫn, tài đối ứng, quản lý, biết sở trường của anh em để phát huy, anh đã thuyết phục và kết nối không chỉ thanh niên – sinh viên học sinh mà nhiều thành phần trong quần chúng nhân dân, phật giáo, công giáo… đi theo cách mạng và phát triển phong trào. Anh là chuyên gia xây dựng phong trào đô thị, kết nối chiến khu đến thành phố lúc bấy giờ.
Anh đã hoạt động, đấu tranh trong chiến trường khốc liệt với tần suất hoạt động rất lớn, đi lại như con thoi trên địa bàn vùng giáp ranh dày đặc quân thù, lúc ẩn – lúc hiện trước rừng tai mắt, đồn bốt địch khắp lối mà anh vẫn thoát được, vẫn không bị địch bắt. Nhiều lần thoát khỏi tay địch trong đường tơ kẻ tóc nhờ trực giác nhạy bén. Địch đã truy lùng anh khắp nơi, nhiều lần treo giá nếu bắt được anh.
Đồng đội đã ví anh “là một hạt gạo bám trên dàn lưới mắt cáo – quả là hy hữu”. Anh là một trong những thủ lĩnh hiếm hoi, trí thức xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thanh niên – sinh viên học sinh yêu nước tại chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên -Huế, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… và kết nối với nhiều tỉnh, thành trong khu vực miền Trung và miền Nam. Quá trình hoạt động của anh cùng đồng đội, bạn bè được nhân dân cưu mang góp phần làm nên những trang sử sống động, chân thực, bi hùng, khốc liệt và nghiệt ngã trong chiến trường cách mạng miền Nam mà không bút mực nào có thể tả xiết.
Duyên phận với giáo dục
Từ một thư sinh nho nhã, anh đã trải qua nhiều nhiệm vụ lãnh đạo trong kháng chiến và hòa bình như Chủ tịch Liên hiệp Sinh viên học sinh, Bí thư Thành đoàn, Tỉnh đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Giám đốc Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa IV, V, đại biểu Quốc hội khóa VIII… Bất kỳ nhiệm vụ nào anh cũng vượt qua khó khăn, luôn học hỏi, sáng tạo, đổi mới để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng chính những sáng kiến, đổi mới trong thời kỳ bao cấp ấy, anh phải trả giá khá nhiều và để lại bao nhầm lẫn, hoài nghi, đố kỵ. Anh nghỉ hưu lúc mới 51 tuổi, cho dù anh có thể làm hơn thế nữa để cống hiến.
Cuộc đời anh bước sang một ngã rẽ bất ngờ, táo bạo. Khát vọng được học và phát triển GD luôn thường trực trong anh, từ đó anh đã xóa bỏ bao nỗi đau, rào cản, thoát ra khỏi những biến cố một cách kỳ diệu để thực hiện giấc mơ xây dựng một ngôi trường đại học mang đậm tính nhân văn và hiện đại. Từ một đề án xây dựng trường ĐH tư thục chưa được chấp nhận thời kỳ mới mở cửa nền kinh tế, Trung tâm Anh ngữ tư thục đầu tiên tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung, rồi Trung tâm Kỹ thuật – Điện tử Tin học ra đời hoạt động hiệu quả từ năm 1987 đến năm 1992, cũng là tiền thân của Trường ĐH Duy Tân ngày nay.
(Còn nữa)
Anh hùng Lao động, NGƯT Lê Công Cơ: “Thế hệ chúng tôi đã đi qua nhiều chặng đường lịch sử khác nhau. Nhìn vào cuộc sống hôm nay, có bao cái đã mất trong xót xa, tiếc nuối. Và muốn sống không quên, phải nhìn thấy được chính cái ta của ngày mai, ngay từ hôm nay. Chúng tôi chuẩn bị cho ngày mai đang đến. Chúng tôi sẽ bàn giao công việc cho thế hệ trẻ bằng những giá trị đạo đức truyền thống của cha ông và giá trị tiên tiến, nhân văn của loài người”.
Hoàng Lê

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà myhanh1711
Trả lời nhanh
Sun Nov 27, 2016 3:36 pm

myhanh1711
myhanh1711
myhanh1711

Member

Một huyền thoại giữa đời thường
Một huyền thoại giữa đời thường A1_tr7_LSVI
GD&TĐ - Đề án thành lập trường ĐH tư thục trong điều kiện chưa có cơ sở pháp lý và quy chế hoạt động, cùng với những định kiến về trường tư thục thời bấy giờ, hơn 6 năm nung nấu, ròng rã 2 năm, Anh hùng Lao động, NGƯT Lê Công Cơ - Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (TP Đà Nẵng) đã đi hơn 50 lượt tàu từ Đà Nẵng ra Hà Nội thuyết phục, vận động và hoàn thành thủ tục xin mở trường;
Để đến ngày 11/11/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký Quyết định số 666/TTg cho phép thành lập Trường ĐH Dân lập Duy Tân. Ngôi trường ĐH tư thục đầu tiên tại miền Trung ra đời trong bộn bề khó khăn.
Thành công từ nền tảng nhân văn, sáng tạo và hội nhập
Từ những khó khăn chồng chất, đến năm 1998, Trường ĐH Duy Tân dần đi vào nền nếp và ổn định. Qua 22 năm cần mẫn, tận tâm, nhiều công sức và tầm nhìn chiến lược, với cương vị Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, anh đã cùng tập thể Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu và cán bộ, giảng viên nhà trường xây dựng nên một địa chỉ trồng người uy tín, chất lượng, tiên tiến, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP Đà Nẵng và nhiều tỉnh trong nước.
Nhà trường tuyển sinh luôn đạt và vượt chỉ tiêu với hệ thống đào tạo ngành nghề đa dạng; là trường ĐH tư thục duy nhất đào tạo bậc tiến sĩ ngành Quản trị Kinh doanh và Khoa học Máy tính. Nhà trường đã nghiên cứu các giáo trình và chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến, chọn lọc và cải tiến phù hợp với môi trường ở Việt Nam, nhà trường thường xuyên đổi mới và tái cơ cấu, đến nay chương trình học có 60% lý thuyết và 40% thực hành, một cơ cấu mà bất cứ trường ĐH nào trong nước cũng mơ ước.
Kết quả được phản ánh qua chất lượng đào tạo. Với môi trường học tập gắn liền với học kỹ năng mềm, cơ sở vật chất nghiên cứu thực nghiệm của trường và nhiều tổ chức, doanh nghiệp, địa phương hợp tác với nhà trường đã giúp SV trường có chỗ đứng vững vàng trong xã hội và liên tục đạt nhiều giải thưởng lớn tại nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế. Mỗi năm, ĐH Duy Tân dành những gói học bổng rất lớn để hỗ trợ, khuyến khích, chắp cánh ước mơ cho những SV có thành tích tốt trong học tập. Năm học 2016 - 2017, trường tiếp tục cấp 1.200 suất học bổng với tổng giá trị gần 5 tỉ đồng cho những SV trúng tuyển vào trường.
Tiếp bước phía trước với những món nợ ân tình
Với những thành công đó, dấu ấn của người dẫn đầu hết sức quan trọng. NGƯT Lê Công Cơ đã được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu: Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND TP Đà Nẵng và nhiều huân chương, huy chương: Giải phóng, Quyết thắng, Vì thế hệ trẻ, Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, Sự nghiệp khuyến học, Doanh nhân tâm tài... Với những cống hiến không mệt mỏi vì sự nghiệp trồng người, ngày 18/3/2016, anh vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Thời kỳ Đổi mới do Chủ tịch nước trao tặng.
NGƯT Lê Công Cơ vừa tròn 75 tuổi, anh chưa hề có ý định ngơi nghỉ. Anh thường xuyên đến thăm từng gia đình đồng đội cũ, chia sẻ, giúp đỡ những anh em khó khăn, những gia đình đã cưu mang anh trong kháng chiến, nhiều đối tượng con gia đình thương binh - liệt sĩ, mồ côi, nhà nghèo, miền núi, hải đảo; ủng hộ các quỹ khuyến học, từ thiện, người khuyến học… Anh vẫn học tập không ngừng cùng lớp lãnh đạo trẻ kế cận tiếp tục đổi mới, phát triển thương hiệu Đại học Duy Tân chất lượng, hiện đại trong quá trình hội nhập.
Trường ĐH Duy Tân là một trong những trường được Bộ GD&ĐT đánh giá là trường tư thục có vị trí dẫn đầu trong cả nước. Trường có 6 cơ sở hiện đại tại TP Đà Nẵng, trên 36 ha, với 739 giảng viên và 315 cán bộ, nhân viên cơ hữu. Với 21 ngành ĐH, 32 chuyên ngành, 11 ngành cao đẳng. 22 năm xây dựng và phát triển, trường đã tuyển sinh được 3 khóa tiến sĩ với 27 nghiên cứu sinh, 13 khóa thạc sĩ với 1.400 học viên, 21 khóa ĐH, CĐ với 68.613 sinh viên, 5 khóa CĐ nghề với 1.320 sinh viên và 12 khóa trung cấp chuyên nghiệp với 12.400 HS.
Trường đã có 18 khóa tốt nghiệp, đã cung cấp cho xã hội hơn 400 thạc sĩ; hơn 40.000 kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân; 364 học viên CĐ nghề và hơn 8.000 HS tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Đến nay trường đã có 731 công bố khoa học, trong đó có 214 công bố quốc tế. SV đạt 279 giải thưởng khoa học trong nước và 18 giải quốc tế.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà myhanh1711
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết